Phát triển rừng phòng hộ

Một phần của tài liệu kinh tế lâm nghiệp ở huyện sơn động tỉnh bắc giang từ năm 2000 đến 2010 (Trang 42 - 45)

6. Kết cấu luận văn

2.3.3. Phát triển rừng phòng hộ

Rừng phòng hộ là rừng được xây dựng và phát triển cho mục đích bảo vệ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn đất, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, đảm bảo môi trường sinh thái và an ninh môi trường.

Sơn Động nằm trong khu vực che chắn bởi cánh cung Đông Triều, án ngữ bởi dãy núi Yên Tử ở phía nam, là huyện miền núi cao của tỉnh Bắc Giang có hệ sinh thái rừng đầu nguồn khá đa dạng và phong phú. Vì vậy, việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn là đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển bền vững chung của huyện và khu vực Đông Bắc.

Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, thực hiện Quyết định số 661/QĐ-TTg, ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ, về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và với nhiều nguồn vốn

đầu tư khác nhau và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XV nhiệm kì 2000-2005 về phát triển nông - lâm nghiệp trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang và thực hiện công văn số 402/SNN-NT của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang ngày 20/12/2000. Uỷ ban nhân dân huyện Sơn Động đã chỉ đạo Hạt kiểm lâm, hai Lâm trường Sơn Động (nay là Công ty TNHH MTV lâm nghiệp và BQL rừng phòng hộ Sơn Động) và Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai trồng rừng, bảo vệ diện tích rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Sơn Động, sau một thời gian thực hiện bước đầu đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, triển khai ứng dụng rộng rãi những biện pháp khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Mặt khác, để đảm bảo đạt chỉ tiêu được giao và tạo sự đồng thuận từ phía nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện còn chỉ đạo việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, các hộ gia đình trực tiếp tham gia sản xuất và phát triển rừng phải tiến hành nghiêm túc, công khai, dân chủ và tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các bên giao nhận rừng... Nhờ đó, nhân dân các dân tộc trong huyện đã tích cực trồng rừng, bảo vệ rừng, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải tạo đất, cải tạo môi trường sinh thái cũng như xóa đói, giảm nghèo bền vững ngay trên địa phương mình sinh sống.

Cũng chính làm tốt các khâu trên, mà công tác phát triển rừng từ năm 2000 đến năm 2010 có nhiều chuyển biến tích cực, tổng diện tích rừng trồng là 4.859,5 ha (bao gồm cả diện tích rừng trồng phòng hộ, diện tích rừng trồng các công ty lâm nghiệp và một phần diện tích do người dân tự trồng).

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác phát triển và bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện còn nhiều tồn tại, hạn chế. Từ sau ngày đất nước thống nhất trở lại (1975) do tác động từ nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, nhất là giai đoạn thập niên đầu của thế kỉ XXI, diện tích rừng phòng hộ trên địa bàn toàn huyện Sơn Động giảm đi đáng kể. Theo số liệu

13.511,0 ha (giảm 1.726 ha so với năm 1997), năm 2003 là: 11.290,0 ha, năm 2007 còn: 9.227,0 ha và năm 2010 giảm xuống còn: 7.445,4 ha. Sự biến động này được thể hiện cụ thể qua sơ đồ như sau:

13.511 11.29 9.227 7.445 0 2 4 6 8 10 12 14 2000 2003 2007 2010 Diện tích rừng phòng hộ Diện tích (ha)

BIỂU ĐỒ 3.3: SỰ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG THEO TỪNG NĂM

[Nguồn: 52, tr 3,7]

Qua biểu đồ trên cho ta thấy, diện tích rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Sơn Động giảm mạnh qua các năm. Chỉ trong vòng 10 năm (2000-2010), số diện tích giảm đi là 6.066,4 ha. Điều đó phản ánh công tác phát triển, bảo vệ và chăm sóc rừng phòng hộ còn bộc lộ nhiều hạn chế yếu kém của các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng trên địa bàn của huyện. Mặt khác, sự suy giảm đó còn xuất phát từ những yếu tố chủ quan của chính bản thân người dân địa phương, đó là do nhận thức của người dân về rừng còn nhiều hạn chế, thói quen sống chủ yếu dựa vào rừng, đốt nương làm rẫy, nạn khai thác tràn lan, bừa bãi của các nhóm lâm tặc...

Để hạn chế được những tồn tại, yếu kém trên cần có những giải pháp, biện pháp đồng bộ mang tính chiến lược lâu dài, đó là phân cấp quản lí , bảo vệ

rừng cần rõ ràng hơn, kịp thời ngăn chặn và xử lí nghiêm những biểu hiện tiêu cực, những hành vi vi phạm đến công tác phát triển và bảo vệ rừng. Đặc biệt, cần chú ý đến tính công bằng và dân chủ về quyền lợi và nghĩa vụ của người dân khi tiến hành giao đất giao rừng và cần kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng với nhân dân các địa phương có rừng trong công tác phát triển, bảo vệ, phòng và chữa cháy rừng, nhằm giúp cho diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn của huyện ngày càng phát triển bền vững, theo đúng nghĩa “trả lại màu xanh cho rừng”, qua đó giúp hoàn thành mục tiêu quốc gia về “ Chống biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường”, đem lại lợi ích kinh tế xã hội lâu bền cho nhân dân địa phương và tác động tích cực đến công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Sơn Động. Mặt khác, làm tốt những yêu cầu trên sẽ góp phần thực hiện thắng lợi mục tiệu và nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Sơn Động các khóa XXII và XXIII, trên cơ sở đó đưa lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ đạo đúng với tiềm năng và thế mạnh vốn có của địa phương Sơn Động mà thiên nhiên đã ban tặng.

Một phần của tài liệu kinh tế lâm nghiệp ở huyện sơn động tỉnh bắc giang từ năm 2000 đến 2010 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)