6. Kết cấu luận văn
3.1. Kinh tế lâm nghiệp với công cuộc xóa đói giảm nghèo
Sơn Động là huyện miền núi cao nằm ở phía Đông của tỉnh Bắc
Giang, huyện có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 697,4 km2
chiếm 82,67% diện tích đất tự nhiên (năm 2010 sau khi điều chỉnh quy hoạch 03 loại rừng, diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện Sơn Động là 60.409,6 ha, chiếm 71,3% tổng diện tích tự nhiên) [Nguồn: 52, tr3]. Do vậy, việc phát triển kinh tế lâm nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền và nhân dân trong huyện. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn ngừa thiên tai và đem lại thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân.
Để phát huy tiềm năng thế mạnh kinh tế lâm nghiệp của địa phương, trên cơ sở triển khai thực những dự án về phát triển rừng của Chính phủ và địa phương, trong giai đoạn từ năm 2000 - 2010 lãnh đạo huyện Sơn Động chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức triển khai thực hiện công tác khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng mới.
Đến năm 2010, tổng diện tích rừng trồng toàn huyện đạt 14.560,4 ha, trong đó rừng phòng hộ đạt 7.445,4 ha. Nâng độ che phủ rừng đến cuối năm 2010 đạt 62,6% tăng 0,6% so với năm 2009. Thông qua các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, như chương trình 135, dự án 661, Quyết định 178 của Chính phủ huyện đã giao khoán 21.326,4 ha cho hơn 1.385 hộ dân bảo vệ và người dân được hưởng lợi dưới nhiều hình thức như trợ cấp gạo, nhận tiền công khoan bảo vệ rừng 60.000 đồng/ha/năm... Đặc biệt là chính sách hỗ trợ gạo cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng vào thời điểm giáp hạt, giúp bà con không bị
bào các xã đặc biệt khó khăn. Trong giai đoạn 2000-2010, ngân sách huyện đã chi trả cho số hộ dân nhận khoán, bảo vệ và hỗ trợ trồng mới rừng trên 31 tỷ 573 triệu đồng.
Là địa phương có độ che phủ rừng cao nhất tỉnh, chỉ tính năm 2010 Sơn
Động đã khai thác trên 8.500m3
gỗ và trên 48.916 ster củi, cho thu nhập trên 68 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho hàng ngàn lao động, hoàn thành công tác định canh, định cư. Làm chuyển biến tư tưởng, nhận thức cho người dân, tạo động lực cho họ tích cực tham gia trồng và bảo vệ rừng. Phát huy lợi thế, thế mạnh của địa phương về phát triển kinh tế rừng, nhiều mô hình kinh doanh rừng kết hợp phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng/năm, tiêu biểu như gia đình ông Đoàn Vũ Lương thôn Rạng Đông xã Dương Hưu, ông Nguyễn Quang Dư thôn Bán xã Dương Hưu, chị Bế Thị Lý ở thôn Sản 2 xã Hữu Sản, ông Vi Văn Đông thôn Nòn TT Thanh Sơn...
Ngoài ra rừng còn đem lại những một số giá trị xã hội không hề nhỏ không những đối với những người dân sống gần rừng mà còn đối với những người sống ở khu vực thành thị. Đối với người dân sống gần rừng, giải quyết nạn thiếu lương thực làm ổn định tình hình xã hội, giữ anh ninh và ổn định đời sống cho người dân, rừng mang lại nguồn thu nhập thường xuyên và thiết thực hơn các nguồn khác, rừng tạo ra một số lượng việc làm lớn quanh năm cho người dân địa phương, bảo vệ những kiến thức bản địa về gây trồng, chế biến và chữa bệnh bằng cây thuốc tự nhiên, các ngành nghề thủ công mĩ nghệ, giữ gìn các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc. Do vậy, phát triển rừng là hướng tới người dân có thu nhập thấp ở gần rừng và miền núi cao. Đối với các khu vực thành thị, phát triển rừng tạo công ăn việc làm cho các nhà máy xí nghiệp sản xuất và chế biến dùng những sản phẩm có từ rừng, cung cấp các dịc vụ giải trí, vui chơi cho người dân thành thị, đa dạng hóa các sản phẩm công nghiệp cho nhà máy xí nghiệp, rừng là “kho” cung ứng nguyên liệu sẵn có và
lâu bền, giảm chi phí vận chuyển, nhập khẩu từ bên ngoài, tăng tính cạnh tranh thương mại trong và ngoài huyện.
Bên cạnh nguồn lợi về mặt kinh tế, các dự án trồng mới rừng trên địa bàn huyện Sơn Động còn góp phần cải thiện môi trường sinh thái, bảo vệ và duy trì nguồn gien động, thực vật, cân bằng sinh thái.... Hiện nay, tiềm năng để phát triển kinh tế ngành lâm nghiệp (nghề rừng) ở huyện Sơn Động còn rất lớn, bên cạnh thế mạnh về đất đai, tiềm năng về lực lượng lao động là một trong những yếu tố tác động đến phát triển kinh tế rừng ở Sơn Động. Theo thống kê, hiện toàn huyện có khoảng gần 3.500 lao động nông nhàn, đây là tiềm năng cần khai thác để huy động họ tham gia vào các hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Đặc biệt, trên địa bàn huyện đã có gần 06 cơ sở chế biến gỗ và lâm sản, với hệ thống giao thông khá thuận lợi, vì vậy trồng rừng nguyên liệu đã và đang trở thành phong trào thu hút sự tham gia tích cực của người dân... Phát triển rừng ở huyện Sơn Động góp phần làm giàu thêm tài nguyên rừng cũng như giúp người dân xoá đói, giảm nghèo bền vững.
Là huyện có nhiều tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, nguồn lực, nhân lực để phát triển các loại hình kinh tế trên nhiều lĩnh vực như sản xuất nông - lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc... Từ năm 2000, Đảng bộ huyện Sơn Động đã có nhiều Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó phát triển kinh tế lâm nghiệp là một trong những chủ trương đúng đắn nhằm từng bước xóa đói giảm nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc.
Với diện tích hơn 60 nghìn ha đất lâm nghiệp, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế rừng. Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2010, bình quân mỗi năm huyện trồng mới từ 1.500 - 2.000 ha rừng kinh tế, chủ yếu là cây Keo lai, Bạch đàn, và Thông, nâng độ che phủ của rừng năm lên 62,6% (năm 2010). Đến năm 2010 nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện có trên 20 ha rừng kinh tế, như hộ gia đình chị Bế Thị Lý, thôn Sản 2, xã Hữu Sản trồng được 18 ha rừng
tốt; ông Vi Văn Đông ở thôn Nòn, thị trấn Thanh Sơn trồng được gần 19 ha rừng kinh tế, chủ yến là cây Keo lai... Hầu hết diện tích rừng của các hộ gia đình đều phát triển tốt. Như vậy, tính đến cuối năm 2010, Sơn Động có hơn 90% số hộ nông thôn có thu nhập từ kinh tế rừng. Bình quân thu nhập từ kinh tế rừng của các hộ gia đình chiếm khoảng 50% tổng thu nhập hàng năm. Có thể thấy kinh tế rừng đã góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu cho người dân địa phương. Đại đa số nhân dân đã ý thức được nguồn lợi kinh tế to lớn từ rừng. Vì vậy, việc phát triển kinh tế rừng, chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng rừng kinh tế đã trở thành phong trào tự giác trong nhân dân. Đó là những điều kiện thuận lợi rất cơ bản để huyện tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển rừng kinh tế. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Sơn Động lần thứ XXII nhiệm kì 2000 - 2005, đã xác định rõ phát triển mạnh rừng kinh tế, phấn đấu mỗi năm trồng mới từ 1.500 - 2.000 ha rừng kinh tế. Để thực hiện được mục tiêu này huyện đã chỉ đạo tập trung làm tốt việc xây dựng quy hoạch phát triển rừng, quy hoạch cụ thể vùng nguyên liệu giấy, vùng nguyên liệu phục vụ chế biến tập trung, mở rộng diện tích trồng rừng ở các xã Long Sơn, Tuấn Đạo, Thanh Luận, Dương Hưu, Yên Định, Vân Sơn, Hữu Sản và Vĩnh Khương. Đối với các xã còn lại, huyện quy hoạch cụ thể để phát triển rừng sản xuất, vừa giành quỹ đất ưu tiên phát triển một số cây công nghiệp khác. Hàng năm, huyện chỉ đạo nhành chức năng xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng xã, từng thôn bản về chỉ tiêu trồng rừng và khai thác các loại lâm sản hợp lý.
Cùng với các mục tiêu đó, huyện tiếp tục chỉ đạo Ban quản lý rừng phòng hộ và Công ty lâm nghiệp Sơn Động trong chu kì 2000 - 2005 trồng mới 5 nghìn ha rừng, Ban quản lý rừng cấp xã và cấp thôn thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao, đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm để hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật cho nhân dân. Mặt khác lồng ghép nhiều chương trình dự án để hỗ trợ nhân dân trồng và đầu tư chăm sóc rừng, có cơ chế chính sách vay vốn hỗ trợ lãi suất cho nhân dân
đầu tư trồng và chăm sóc rừng, phát huy hiệu quả từ các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ trồng rừng của Nhà nước và của các doanh nghiệp. Đặc biệt thực hiện tốt việc liên doanh, liên kết 4 nhà gồm (nhà khoa học, nhà quản lý, nhà nông và nhà doanh nghiệp) trong việc trồng, chế biến và bao tiêu sản phẩm lâm sản, khuyến khích các hộ gia đình, các chủ đầu tư, các doanh nghiệp có năng lực tham gia liên doanh, liên kết với nông dân để phát triển rừng kinh tế. Đầu tư mở rộng các cơ sở chế biến và tiêu thụ lâm sản cho nông dân, xúc tiến nhà máy chế biến các sản phẩm từ cây nguyên liệu sợi dài, công suất hàng nghìn tấn sản phẩm/năm tại xã Dương Hưu, nhà máy chế biến nguyên liệu giấy tại thôn Giõng, xã An Lạc. Bên cạnh đó, huyện còn chỉ đạo các ngành nông, lâm nghiệp tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng tuyển chọn các loại giống cây trồng tốt, đủ tiêu chuẩn phù hợp với đất đai, khí hậu của địa phương có năng suất và giá trị kinh tế cao. Đặc biệt là trong việc gieo ươm giống, áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật và công nghệ sinh học, đầu tư giống tốt cho nhân dân trồng rừng, kiểm soát chặt chẽ xuất xứ nguồn gốc cây giống, áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ sinh học, sử dụng các chế phẩm sinh học trong công tác chăm sóc và bảo vệ cây trồng, làm tốt công tác phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng...
Có thể khẳng định rằng, với những định hướng đúng đắn trên, trong những năm từ 2000 - 2010, huyện Sơn Động đã có một diện tích rừng kinh tế khá lớn, cho giá trị thu nhập từ rừng ổn định và bền vững. Với những kết quả đó, chắc chắn trong những năm tiếp theo nhân dân các dân tộc huyện Sơn Động sẽ có nguồn thu nhập lớn từ kinh tế rừng, qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc trong huyện.
Là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, Sơn Động có diện tích tự nhiên lớn, lại được bao bọc bởi vòng cung Đông Sơn - Ngân Triều án ngữ bởi dãy núi Yên Tử ở phí đông nên có đặc điểm khí hậu lục địa miền núi khá mát
và trồng mới các loại cây công nghiệp như Keo lai, Thông, Bạch đàn... Đảng bộ và chính quyền huyện Sơn Động đã lãnh đạo các ban ngành và nhân dân trong huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện địa phương, nhằm tăng thu nhập góp phần tích cực thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Sơn Động đã đề ra.
Ngay sau khi có Nghị quyết của Chính phủ về xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo trên cả nước. Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Sơn Động đã chỉ đạo các ngành và ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức nghiên cứu quán triệt nội dung Nghị quyết. Trên cơ sở các đề án đã được duyệt, ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo sát sao đối với các phòng ban chuyên môn, các xã khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết, tổ chức thực hiện từng nội dung của đề án, trong đó nhấn mạnh việc triển khai thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp.
Với diện tích chủ yếu là rừng, nên các cấp ủy, chính quyền các cấp rất quan tâm phát triển kinh tế rừng. Tính riêng trong năm 2009 ngành lâm nghiệp huyện đã tiến hành tổ chức giao mới ngoài thực địa tại 03 xã (Vân Sơn, Bồng Am và Giáo Liêm) cho 171 hộ gia đình cá nhân và cộng đồng dân cư thôn với tổng diện tích là 1.026 ha, đồng thời triển khai đo tính trữ lượng gỗ thuộc diện tích rừng đã giao, để hoàn thiện hồ sơ giao rừng theo kế hoạch trên địa bàn 08 xã (An Châu, An Lập, Bồng Am, Long Sơn, Dương Hưu, Tuấn Đạo và Yên Định) với tổng diện tích gần 3.000 ha cho 374 hộ gia đình cá nhân và cụm dân cư.
Về khoán chăm sóc bảo vệ rừng tự nhiên, hạt kiểm lâm rà soát, thiết kế và xây dựng xong hồ sơ khoán bảo vệ rừng tự nhiên theo kế hoạch được giao, trong năm 2010 đã giao với tổng diện tích 2.500 ha cho 306 hộ gia đình trên địa bàn 05 xã (An lập, An Lạc, Cẩm Đàn, Tuấn Mậu và Yên Định). Theo Nghị quyết 30a, chính sách giao khoán bảo vệ rừng đã được cải tiến nhiều, mức chi phí giao khoán chăm sóc và bảo vệ rừng được nâng lên thành 200.000
đồng/ha/năm. Với mức chi phí này, người dân rất phấn khởi khi nhận chăm sóc và bảo vệ rừng.
Chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất, ngoài hỗ trợ 2 - 5 triệu đồng/ha, riêng đối với hộ nghèo, có tham gia trồng rừng, nhận khoán bảo vệ rừng, còn được Nhà nước hộ trợ 15kg gạo/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Chính sách này đã khuyến khích các hộ nghèo tích cực tham gia nhận khoán trồng rừng rừng, bảo vệ rừng, tạo cơ hội cho các hộ thoát nghèo...Tính đến cuối năm 2010, toàn huyện đã có 2910 hộ gia đình và 18 cộng đồng dân cư được giao rừng và đất lâm nghiệp với tổng diện tích hơn 9366 ha.
Kết quả thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ đã góp phần tích cực giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí cũ của huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang từ 44,71% năm 2008 xuống còn 37,84% năm 2009 và 30,64% năm 2010 [Nguồn: 74, tr 6-7].
Với sự lãnh, chỉ đạo sâu sát của Đảng bộ và chính quyền các cấp trong huyện, Sơn Động thực sự đã chuyển mình, nhất là việc chuyển đổi và phát huy đúng các cây trồng thế mạnh trên địa bàn huyện, đã góp phần tích cực trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo trong đời sống nhân dân. Cũng chính từ đời sống được nâng cao, nên an ninh chính trị trên địa bàn cũng được đảm bảo ổn định, vững chắc.
3.2. Phát triển lâm nghiệp cải thiện môi sinh, môi trƣờng và cảnh quan
Công tác bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề thuộc nội dung Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường mà Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI thảo luận. Bảo vệ môi trường là một vấn đề quan trọng, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Sơn Động được xem là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của tỉnh Bắc Giang và khu vực Đông Bắc với hệ sinh thái động thực vật phong phú và đa dạng. Nhiều loài hoang dã quý, hiếm, nhiều nguồn gen có giá trị góp phần làm giàu thêm đa dạng sinh học khu vực. Đất đai của huyện khá đang dạng và phong phú với nhiều loại đất được phân bố ở cả địa hình bằng và địa hình dốc, cho phép phát triển hệ sinh thái nông - lâm nghiệp với nhiều loại cây trồng có giá trị, nhất là các loại cây công nghiệp lâu năm. Nếu sử dụng hợp lý đất đai vừa tạo độ tre phủ chống ống xói mòn, vừa trồng cây công nghiệp đem lại giá trị kinh tế cao.
Diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện năm 2010 là 60.409,6 ha và diện tích đất có rừng là 50.034,0 ha, chiếm 87,8% diện tích đất lâm nghiệp, độ che