- theo như Điều 6 của Công ước Hơn nữa, việc chấp nhận Điều 1 khoản 1b còn chứng tỏ
6. TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG
Về các chế tài do vi phạm hợp đồng, pháp luật Việt Nam và CISG đều quy định về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bồi thường thiệt hại và hủy hợp đồng. Công ước Viên không quy định gì về phạt vi phạm hợp đồng do có nhiều quan điểm rất khác nhau giữa các nước Civil Law và Common Law về chế tài này khiến cho việc hài hòa hóa là không thể thực hiện được.
Chế tài hủy hợp đồngchỉ được áp dụng khi một bên vi phạm cơ bản hợp đồng. Điều 25 của Công ước và điều 3 khoản 13 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 đưa ra những định nghĩa không hoàn toàn giống nhau, nhưng đều thống nhất ở một điểm: vi phạm cơ bản là vi phạm gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho bên bị vi phạm, làm cho bên này không đạt được mục đích khi giao kết hợp đồng. Ngoài ra, CISG còn quy định một trường hợp được hủy hợp đồng, đó là khi bên vi phạm không không thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn đã được gia hạn thêm (điều 49 khoản 1 và 64 khoản 1). Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không có quy định tương ứng.
64 ĐỀ XUẤT VIỆT NAM GIA NHẬP
Về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng,CISG và Luật Thương mại Việt Nam cho phép trái chủ lựa chọn một trong hai biện pháp: sửa chữa hay thay thế hàng hóa. Tuy vậy, câu hỏi đặt ra là căn cứ vào đâu để lựa chọn sửa chữa hay thay thế hàng hóa. Luật Thương mại Việt Nam 2005 không có quy định gì về vấn đề này, trong khi đó, CISG lại nêu rõ, trái chủ chỉ được áp dụng biện pháp thay thế hàng hóa khi vi phạm của thụ trái cấu thành vi phạm cơ bản, còn trong các trường hợp khác chỉ trái chủ chỉ được áp dụng biện pháp sửa chữa hàng hóa, loại trừ khuyết tật của hàng hóa83.
Về bồi thường thiệt hại, luật Việt Nam và CISG đều quy định các thiệt hại được bồi thường bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng. Về tính chất của thiệt hại được bồi thường, CISG nhấn mạnh đến tính có thể dự đoán trước của thiệt hại đối với bên vi phạm, còn pháp luật Việt Nam lại nhấn mạnh tính « trực tiếp » và « thực tế » (điều 302 Luật Thương mại năm 2005). Nguyên tắc hạn chế tổn thất đều được ghi nhận tại CISG và Luật Thương mại Việt Nam năm 2005.
Về các trường hợp miễn trách, CISG và pháp luật Việt Nam có cách tiếp cận tương tự khi
quy định trường hợp bất khả kháng và trường hợp lỗi của bên bị vi phạm. Ngoải ra, CISG còn quy định cụ thể về việc miễn trách khi do lỗi của bên thứ ba (điều 79) trong khi pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về vấn đề này.
Ngoài ra,CISG còn có khá nhiều quy định chi tiết về biện pháp giảm giá hàng (điều 50), về cách áp dụng chế tài khi hợp đồng giao hàng từng phần (điều 71), về việc hủy hợp đồng ngay cả khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ (điều 72), về cách tính tiền bồi thường thiệt hại một cách cụ thể khi hợp đồng bị hủy (điều 75 và 76), về bảo quản hàng hóa đang tranh chấp (từ điều 85-điều 88).
Tóm lại, liên quan đến các chế tài do vi phạm hợp đồng mà CISG và pháp luật Việt Nam cùng quy định, CISG có các quy định đầy đủ và cụ thể hơn so với pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, có vấn đề luật Việt Nam có quy định nhưng CISG lại không quy định (như chế tài phạt) và ngược lại. Một số điểm khác biệt khác cũng cần được lưu ý, như quy định về việc thay thế hàng hóa không phù hợp.
Tuy vậy, cần khẳng định là những sự khác biệt này không tạo nên mâu thuẫn đối kháng giữa CISG và pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa (bởi hai hệ thống này bổ sung cho nhau, mỗi hệ thống được áp dụng cho một loại hợp đồng riêng).