- theo như Điều 6 của Công ước Hơn nữa, việc chấp nhận Điều 1 khoản 1b còn chứng tỏ
Những việc Việt Nam cần làm để gia nhập CISG
áp dụng CISG mà áp dụng pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa.
Như vậy, mối quan hệ giữa CISG và pháp
luật Việt Nam về mua bán hàng hóa là bổ sung chứ không đối kháng. Sự tồn tại của
một số quy định khác biệt giữa hai nguồn luật này là bình thường, do mối quan hệ được điều chỉnh có tính chất khác nhau. Những trường hợp còn lại, sự khác biệt không gây ra bất cập do đối tượng và chủ thể áp dụng của CISG và pháp luật Việt Nam trong trường hợp này là không giống nhau.
Ngoài ra, về nội dung, như kết quả rà soát sơ bộ nội dung hiện tại cũng như quá trình xây dựng pháp luật thương mại Việt Nam với các điều khoản của CISG, có thể không
có khác biệt đáng kể nào giữa nguồn pháp luật nội địa Việt Nam và CISG (CISG chi tiết hơn).
Với những lý do về hình thức (phạm vi áp dụng) và nội dung (điều khoản chi tiết) nêu trên, có thể khẳng định, khi gia nhập CISG, Việt Nam không phải sửa đổi, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật.
Tuy nhiên, sẽ thích hợp và chặt chẽ hơn nếu có thể bổ sung khái niệm « mua bán hàng hóa quốc tế» theo quan niệm của CISG vào Điều 27 Luật Thương mại năm 2005 (Điều này mới nêu các hình thức của mua bán hàng hóa quốc tế mà chưa đưa ra khái niệm chung về mua bán hàng hóa quốc tế).
Các phân tích ở trên khẳng định Việt Nam không nên đứng ngoài một Công ước với nhiều lợi ích thiết thực, đã được áp dụng rộng rãi và thành công như vậy trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế.
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi ngay từ trước năm 1988, năm Công ước Viên 1980 bắt đầu có hiệu lực, ở Việt Nam đã có nhiều đề xuất, kiến nghị từ phía các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về việc Việt Nam gia nhập CISG. Những kiến nghị này đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây khi Việt Nam từng bước hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới với việc gia nhập WTO và các hiệp định thương mại khác, mở ra những sân chơi mới và những cơ hội lớn để các hợp đồng thương mại quốc tế gia tăng cả về số lượng, giá trị và lợi ích.
Việt Nam gia nhập Công ước Viên 1980 càng sớm, các doanh nghiệp và nền kinh tế càng sớm được lợi từ những lợi ích không thể chối cãi của Công ước này. Tuy nhiên, việc tham gia Công ước nhất thiết cần được tiến hành với lộ trình cụ thể, với nghiên cứu đầy đủ (ví dụ về yêu cầu bảo lưu), song song với việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, các cơ quan làm luật, thực thi pháp luật,… để đảm bảo Việt Nam có thể thu nhận lợi ích tốt nhất từ việc tham gia Công ước Lộ trình cụ thể được trình bày trong phần IV sau đây.
54 ĐỀ XUẤT VIỆT NAM GIA NHẬP
CÔNG ƯỚC VIÊN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ Kết luận Kết luận