Những lợi ích của việc Việt Nam gia nhập CISG

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT VIỆT NAM GIA NHẬP CÔNG ƯỚC VIÊN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ pot (Trang 33 - 34)

- theo như Điều 6 của Công ước Hơn nữa, việc chấp nhận Điều 1 khoản 1b còn chứng tỏ

Những lợi ích của việc Việt Nam gia nhập CISG

1

Các quốc gia ASEAN, tại Diễn đàn Pháp luật ASEAN lần thứ ba59đã khuyến nghị các quốc gia gia nhập Công ước Viên 1980 nhằm hài hòa hóa pháp luật về mua bán hàng hóa trong khuôn khổ ASEAN. Việc Việt Nam và các quốc gia thành viên ASEAN khác gia nhập Công ước này cũng sẽ giúp hài hòa hóa pháp luật về mua bán hàng hóa trong khuôn khổ ASEAN hướng tới mục tiêu xây dựng cộng đồng Kinh tế ASEAN như đã hoạch định trong Hiến chương ASEAN.

Thứ ba, việc gia nhập CISG giúp hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng và pháp luật về mua bán hàng hóa nói chung của Việt Nam

Khi Việt nam gia nhập CISG thì các điều khoản của Công ước này sẽ trở thành các quy phạm của pháp luật Việt Nam áp dụng cho các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế có liên quan. Đây là một cách thức hiệu quả và ít tốn kém để hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế.

Ngoài ra, tại các quốc gia thành viên của Công ước Viên 1980, người ta nhận thấy rằng quá trình áp dụng Công ước có tác động tích cực tới việc hoàn thiện pháp luật mua bán hàng hóa quốc gia60. Điều này được ghi nhận tại Đức, Pháp, Hoa Kỳ, Cananda, các nước Bắc Âu. Các quốc gia này, khi sửa đổi, hoàn thiện pháp luật quốc gia về mua bán hàng hóa, về hợp đồng, hay về nghĩa vụ, đều đã tham khảo và nội luật hóa nhiều quy phạm của CISG.

Tại Việt Nam, trong quá trình soạn thảo Luật Thương mại năm 2005, các nhà làm luật đã tham khảo các điều khoản của CISG. Khi Việt Nam gia nhập CISG, sự ảnh hưởng của CISG đến việc hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam sẽ càng rõ nét và thuận lợi hơn nữa.

Thứ tư, gia nhập Công ước Viên 1980 cũng sẽ là điều kiện để việc giải quyết tranh chấp, nếu có, từ các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thuận lợi hơn

Việt Nam là thành viên CISG, việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoặc có liên quan đến nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bởi Tòa án hoặc trọng tài tại Việt Nam trở nên thống nhất và dễ dàng hơn, bởi với CISG nguồn luật được giải thích và áp dụng thống nhất hơn. Với phạm vi áp dụng rộng của CISG, các doanh nghiệp, trọng tài viên, thẩm phán có thể sẽ không cần xem xét, nghiên cứu và cân nhắc bất kỳ nguồn luật nước ngoài nào khác ngoài CISG. Việc giải thích và áp dụng CISG dễ dàng hơn rất nhiều so với việc viện dẫn đến một hệ thống luật quốc gia, bởi việc diễn giải Công ước có thể sử

34 ĐỀ XUẤT VIỆT NAM GIA NHẬP

CÔNG ƯỚC VIÊN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT VIỆT NAM GIA NHẬP CÔNG ƯỚC VIÊN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ pot (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)