- theo như Điều 6 của Công ước Hơn nữa, việc chấp nhận Điều 1 khoản 1b còn chứng tỏ
Quy định của pháp luật Việt Nam về gia nhập Điều ước quốc tế
năm 2005 , trong hoàn cảnh cụ thể của CISG (không có nội dung trái Hiến pháp và pháp luật nội địa Việt Nam) thì việc gia nhập Công ước này sẽ phải đi qua các thủ tục sau (chỉ xem xét các thủ tục chính thức):
Bước 1:Bộ chuyên ngành (mà ở đây là Bộ Công Thương xét theo chức năng và thẩm quyền quản lý của cơ quan này) nghiên cứu về việc Việt Nam gia nhập Công ước Viên 1980.
Bước 2:Bộ chuyên ngành lấy ý kiến kiểm tra bằng văn bản của Bộ Ngoại Giao; lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp; lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan (Tòa án nhân dân tối cao, VCCI…).
Bước 3: Sau khi nhận được ý kiến trả lời của các cơ quan hữu quan, Bộ chuyên ngành đề xuất với Chính Phủ về việc gia nhập CISG.
Bước 4:Chính phủ ra quyết định gia nhập CISG (do việc gia nhập CISG không đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật nên không phải trình Ủy ban thường vụ quốc hội cho ý kiến).
Bước 5: Chính phủ đệ trình văn bản gia nhập cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
Quy định của pháp luật Việt Nam về gia nhập Điều ước quốc tế Điều ước quốc tế
Mặc dù không có đòi hỏi bắt buộc nào về thủ tục sau gia nhập, một số khuyến nghị sau đây cần chú ý để thực hiện CISG hiệu quả:
60 ĐỀ XUẤT VIỆT NAM GIA NHẬP
CÔNG ƯỚC VIÊN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
Theo khuyến nghị của UNCITRAL, các cơ quan áp dụng pháp luật tại các quốc gia thành viên nên có một hệ thống báo cáo án lệ về Công ước Viên 1980. Hệ thống này sẽ tập hợp và báo cáo các án lệ có liên quan đến Công ước này cho Ban thư ký của UNCITRAL để cơ quan này đưa lên hệ thống cơ sở dữ liệu “CLOUT” (Case Law on UNCITRAL Texts). Đây là khuyến nghị, không phải là “nghĩa vụ” của quốc gia thành viên Công ước. Tuy nhiên, đây là việc nên làm vì công khai hóa
các án lệ của Việt Nam sẽ góp phần làm tăng sự tin tưởng của cộng đồng kinh doanh quốc tế vào sự minh bạch của hệ thống pháp luật Việt Nam về thương mại quốc tế.
Nếu thực hiện khuyến nghị này, sau khi Việt Nam gia nhập CISG, một cơ quan hay tổ chức được chỉ định (ví dụ Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, VCCI hay một đơn vị có chức năng liên quan…) sẽ chịu trách nhiệm về việc thực hiện Báo cáo án lệ cho UNCITRAL.
Việc tuyên truyền, phổ biến CISG là cần thiết để Công ước này thực sự phát huy hiệu quả và đem lại lợi ích thực tế cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Vì vậy, cần thực hiện các hoạt động này một cách tích cực
Cụ thể, những hoạt động tuyên truyền, phố biến về CISG và chuẩn bị chuẩn bị triển khai việc thực thi Công ước tại các cơ quan áp dụng pháp luật sau đây cần được thực hiện :
- Tổ chức một số hội thảo quốc tế chuyên sâu về CISG
- Tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn cho các thẩm phán, trọng tài viên, các luật
sư, giảng viên giảng dạy về luật thương mại, về thương mại quốc tế tại các trường đại học luật và kinh tế tại Việt Nam
- Tổ chức các khóa đào tạo, phổ biến kiến thức cho các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, các hiệp hội doanh nghiệp;
- Hỗ trợ việc đưa Công ước Viên 1980 vào chương trình giảng dạy tại các trường đại học luật và kinh tế có đào tạo về thương mại quốc tế tại Việt Nam;
- Tổ chức viết và xuất bản các sách giới thiệu về Công ước Viên 1980, bình luận các điều khoản của Công ước, hướng dẫn áp dụng Công ước Viên 1980. …