LỘ TRÌNH VIỆT NAM GIA NHẬP

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT VIỆT NAM GIA NHẬP CÔNG ƯỚC VIÊN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ pot (Trang 55 - 56)

- theo như Điều 6 của Công ước Hơn nữa, việc chấp nhận Điều 1 khoản 1b còn chứng tỏ

LỘ TRÌNH VIỆT NAM GIA NHẬP

Theo quy định tại Phần thứ tư của CISG thì thủ tục để một quốc gia gia nhập Công ước này đơn giản và dễ dàng, không phải qua quá trình phê duyệt, phê chuẩn. Cụ thể, cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia muốn gia nhập CISG chỉ cần đệ trình văn bản gia nhập và đưa ra các tuyên bố bảo lưu (nếu có).

Theo Điều 100 Công ước thì Công ước sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng sau 12 tháng kể từ ngày văn bản gia nhập Công ước được đệ trình. Như vậy, ví dụ nếu tháng 12/2010, Chính phủ Việt Nam đệ trình văn bản gia nhập cho Tổng thư ký của Liên Hợp Quốc (người giữ lưu chiểu Công ước) thì Công ước sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam vào ngày 01/01/2012.

Khoảng thời gian 1 năm này là cần thiết và hợp lý để Việt Nam thực hiện việc tuyên truyền và chuẩn bị cho việc áp dụng CISG tại Việt Nam.

Các bảo lưu

Theo Điều 99 Công ước thì các nước tham gia hay gia nhập Công ước này không có quyền đưa ra các bảo lưu riêng và nếu có bảo lưu thì chỉ bảo lưu trong các trường hợp mà Công ước cho phép.:

Cụ thể, CISG cho phép các quốc gia thành viên thực hiện một số bảo lưu sau:

(i) Bảo lưu phần thứ hai hay phần thứ ba của CISG (Bảo lưu theo Điều 92):

Bảo lưu này cho phép một quốc gia thành viên không áp dụng CISG cho vấn đề thiết lập hợp đồng (phần thứ hai của CISG)

hoặc thực hiện hợp đồng (phần thứ ba của CISG). Việc đưa ra bảo lưu này nhằm mục đích dành cho các quốc gia là thành viên của hai Công ước La Haye năm 1964 về mua bán quốc tế các động sản hữu hình quyền quyết định việc từ bỏ một trong hai Công ước nói trên và tham gia vào CISG. Bảo lưu này cũng nhằm phù hợp với mong muốn của các quốc gia Bắc Âu (Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch) không tham gia vào phần thứ ba của CISG vì giữa các quốc gia này đã có luật thống nhất về vấn đề này. Việt Nam không rơi vào các tình huống như vậy và cũng không có lý do pháp lý hay kinh tế cần thiết nào để phải bảo lưu Phần thứ hai và/hoặc Phần thứ ba của CISG (như đã phân tích trong phần đối chiếu nội dung CISG với pháp luật dân sự, thương mại Việt Nam về hợp đồng mua bán). Vì vậy, Việt Nam không nên và không cần thực hiện bảo lưu này.

(ii) Bảo lưu chỉ áp dụng CISG trên một số phần lãnh thổ của quốc gia thành viên (Bảo lưu theo điều 93)

Bảo lưu được thiết kế chủ yếu dành cho các quốc gia liên bang (với các khu vực lãnh thổ tương đối độc lập với nhau).

Là quốc gia đơn nhất về hành chính và kinh tế, Việt Nam không cần thực hiện bảo lưu này.

(iii) Bảo lưu không áp dụng CISG đối với các quốc gia đã có luật chung thống nhất về mua bán hàng hóa quốc tế (bảo lưu theo điều 95)

56 ĐỀ XUẤT VIỆT NAM GIA NHẬP

CÔNG ƯỚC VIÊN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT VIỆT NAM GIA NHẬP CÔNG ƯỚC VIÊN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ pot (Trang 55 - 56)