Đánh giá việc lựa chọn, sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học một

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Giáo dục thể chất THPT - HoaTieu.vn (Trang 103 - 128)

5. TÀI LIỆU ĐỌC

3.4. Đánh giá việc lựa chọn, sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học một

Có thể đánh giá hoạt động dạy học phát triển phẩm chất và năng lực HS dựa trên tiêu chí đánh giá bài học8 được đề cập trong công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH (về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng). Các tiêu chí này được dùng đề đánh giá bài học khi triển khai sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, từ khâu xây dựng kế hoạch dạy học và tài liệu dạy học, thực hiện - dự giờ, đến khâu cuối là đánh giá bài học sau dự giờ và cải tiến bài học.

Nội dung Tiêu chí

1. Kế hoạch và

tài liệu dạy học

Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và PPDH được sử dụng.

Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS.

Mức độ hợp lý của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS.

2. Tổ chức hoạt động

học cho

Mức độ sinh động, hấp dẫn HS của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập.

Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của HS.

8 Với tài liệu này, thuật ngữ “đánh giá bài học” theo CV 5555/BGDĐT-GDTrH có thể được coi là đánh giá việc thiết kế, triển khai “kế hoạch dạy học”.

100

HS Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích

HS hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Mức độ hiệu quả hoạt động của GV trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của HS.

3. Hoạt động của

HS

Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả HS trong lớp.

Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của HS trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Mức độ tham gia tích cực của HS trong trình bày, trao đổi, thảo luận

về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Trong đó, để đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH được trình bày trong một KHBD cụ thể, cần tập trung vào 4 tiêu chí trong nội dung 1.

Tiêu chí 1: Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.

Chuỗi hoạt động học của HS bao gồm nhiều hoạt động học cụ thể được xây dựng một cách tuần tự nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã được xác định trong kế hoạch dạy học, bao gồm cả mục tiêu về năng lực đặc thù cũng như phẩm chất chủ yếu và năng lực chung. Thông thường, hoạt động học được thiết kế dựa trên nền tảng về PPDH và cần đảm bảo các đặc trưng của phương pháp đó. Điều quan trọng là các PP phải có sự đáp ứng tốt đối với mục tiêu dạy học và nội dung dạy học bài học.

Để đánh giá sự lựa chọn các phương pháp và kĩ thuật dạy học trong chuỗi hoạt động học, có thể đặt ra một số câu hỏi để xem xét sự phù hợp của PP, KTDH trong chuỗi hoạt động học như sau:

 Mục tiêu dạy học bài học có được mô tả rõ ràng không?

 Các hoạt động học có mục tiêu cụ thể không? Các mục tiêu của hoạt động học có phải là thành phần của các mục tiêu dạy học bài học không?

 Các hoạt động học đáp ứng nội dung dạy học không?

 Các PP và KTDH có được lựa chọn phù hợp với nội dung dạy học và mục tiêu của từng hoạt động học và mục tiêu dạy học bài học không?

Tiêu chí 2: Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

Tiêu chí này nhấn mạnh về việc vận dụng các KTDH, là những phương thức để tổ chức hiệu quả mỗi hoạt động học, trong đó HS thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể. Cần lưu ý mỗi hoạt động học cần có mục tiêu dạy học cụ thể, rõ ràng. Thông qua các

101

KTDH GV áp dụng, HS chủ động, tích cực tham gia hoạt động để hoàn thành sản phẩm học tập, là minh chứng về kết quả của năng lực và phẩm chất HS. Các sản phẩm học tập này có thể là câu hỏi, bài kiểm tra, nhật kí học tập, phiếu học tập, câu hỏi trao đổi, bảng kết quả thảo luận nhóm, … Sản phẩm học tập được lựa chọn trên cơ sở đáp ứng đúng mục tiêu dạy học kết hợp chặt chẽ với nội dung, PP, KTDH.

Có thể đặt ra một số câu hỏi để xác định sự phù hợp của PP, KTDH cho mỗi hoạt động học như sau:

 Mục tiêu hoạt động học có được mô tả rõ ràng không?

 Yêu cầu về sản phẩm học tập có được mô tả rõ ràng và phù hợp với mục tiêu của hoạt động học không?

 Phương thức hoàn thành sản sản phẩm trong nhiệm vụ học tập có được mô tả rõ ràng, phù hợp và hiệu quả đối với sản phẩm học tập không?

 Phương thức hoàn thành sản sản phẩm trong nhiệm vụ học tập có được mô tả rõ ràng, phù hợp và hiệu quả và phù hợp với các đối tượng HS không?

Tiêu chí 3: Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS.

Tiêu chí này nhấn mạnh việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học và học liệu trong hoạt động học. Cần áp dụng các KTDH tích cực để HS sử dụng phương tiện, học liệu một cách hiệu quả để hoàn thành sản phẩm học tập.

Có thể đặt ra một số câu hỏi sau để xem xét sự phù hợp của thiết bị dạy học phù hợp với PP, KTDH đã lựa chọn như sau:

 Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập không?

 Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với cách thức HS hoạt động không?

 Việc sử dụng thiết bị dạy học và học liệu có được mô tả cụ thể, rõ ràng và phù hợp với kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng không?

Tiêu chí 4: Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS.

Tiêu chí này nhấn mạnh về phương án kiểm tra đánh giá trong mỗi hoạt động học của tiến trình dạy học. Các công cụ đánh giá cần phù hợp với PP, KTDH đã lựa chọn, không chỉ là các công cụ đánh giá sản phẩm học tập ở cuối hoạt động học, mà còn các tiêu chí đánh giá sự tham gia hoạt động của HS, bao gồm cả đánh giá về mức độ đạt được về PC, NL đã đặt ra trong mục tiêu.

Có thể đặt ra một số câu hỏi để xác định sự phù hợp của phương án kiểm tra đánh giá như sau:

 Phương thức đánh giá sản phẩm học tập có được mô tả không?

 Phương án kiểm tra đánh giá hoạt động học tập và sản phẩm học tập có được mô tả rõ, bao gồm các tiêu chí cần đạt không?

102

 Phương án kiểm tra đánh giá sản phẩm học tập trung gian có được mô tả rõ không?

 Phương án kiểm tra đánh giá có phù hợp với sản phẩm học tập thông qua các hoạt động học có vận dụng PP, KTDH đã lựa chọn không?

Ngoài việc đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH thể hiện trong KHBD, GV cũng cần lưu ý đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH thể hiện trong quá trình tổ chức dạy học trên lớp. GV có thể vận dụng 8 tiêu chí còn lại trong bảng tiêu chí được giới thiệu trong công văn 5555/BGDĐT-GDTrH, trong đó nhấn mạnh sự tích cực, chủ động sáng tạo và hiệu quả của HS, việc sử dụng phù hợp các PP, KTDH chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hỗ trợ, đánh giá HS phù hợp. Có thể sử dụng một số câu hỏi cần đặt ra khi đánh giá về tính hiệu quả của việc sử dụng PP, KTDH trong hoạt động học như sau:

Hoạt động học của HS Hoạt động của GV

 Có phải tất cả HS đều tiếp nhận đầy đủ và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập?

 HS có tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập?

 HS có tích cực trình bày, trao đổi, thảo luận

 Kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS có chính xác và phù hợp?

 Phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập có hấp dẫn không?

 GV có theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của HS?

 GV có phương án hỗ trợ và khuyến khích HS trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ không?

 GV có tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của HS hiệu quả không?

Như vậy, có thể đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH cho một bài học cụ thể thông qua 12 tiêu chí của công văn 5555/BGDĐT-GDTrH. Việc đảm bảo đánh giá đầy đủ theo các tiêu chí sẽ giúp GV nhận thức phù hợp trong việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH, từ đó có những sự lựa chọn chính xác, sử dụng hiệu quả hơn các PP, KTDH nhằm phát triển PC, NL HS.

CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. Sơ đồ hóa các cơ sở lựa chọn và sử dụng PP, KTDH cho một bài học trong môn GDTC.

2. Thiết kế một hoạt động học với nội dung tự chọn có sử dụng PP, KTDH theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh THCS trong môn GDTC.

103

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HỌA KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Chủ đề: Bài thể dục liên hoàn (lớp 6)

Bài: Nhóm động tác tay và trò chơi phát triển khéo léo Thời lượng: 01 tiết

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Phẩm chất, năng lực YCCĐ STT

1. Năng lực đặc thù

Chăm sóc sức khỏe Hình thành thói quen tập luyện thể thao tại nhà (1) Vận động cơ bản Thực hiện thuần thục các động tác trong bài học. (2)

Hình thành thói quen vận động thông qua trò chơi phát triển khéo léo

2. Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học

Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ luyện tập được giao và hỗ trợ bạn học trong nhóm cùng tập luyện

(3)

3. Phẩm chất chủ yếu

Chăm chỉ Tự tập luyện để hoàn thành lượng vận động của bài tập

(4)

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: Tranh ảnh minh họa bài dạy, một số dụng cụ phục vụ phù hợp với các hoạt động của giờ học.

2. Học sinh: Chuẩn bị dụng cụ theo hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động học

(thời gian) Mục tiêu

Nội dung dạy học

trọng tâm PP/KTDH Phương án đánh giá Hoạt động 1: Mở đầu (8 phút) - Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ luyện tập được giao và hỗ trợ bạn học trong nhóm cùng tập Khởi động các khớp, căng cơ Trò chơi bổ trợ khởi động - PP Thực hành - HTTC tập luyện đồng loạt GV đánh giá qua biểu hiện mức độ sẵn sàng tiếp nhận các hoạt động vận động của HS

104 luyện. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (10 phút) - Hình thành thói quen tập luyện thể thao tại nhà. - Tự tập luyện để hoàn thành lượng vận động của bài tập Dạy học động tác: Bài thể dục liên hoàn - nhóm động tác tay - PP sử dụng lời nói. - PP trực quan - HTTC tập luyện cá nhân, đồng loạt GV đánh giá mức độ tiếp thu thông qua việc tổ chức tập luyện giai đoạn ban đầu (theo các tiêu chí về sự ghi nhớ động tác, biên độ động tác) Hoạt động 3: Luyện tập (12 phút) - Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ luyện tập được giao và hỗ trợ bạn học trong nhóm cùng tập luyện. - Tự tập luyện để hoàn thành lượng vận động của bài tập Tổ chức luyện tập cá nhân, đôi, vòng tròn và đồng loạt - PP thực hành - HTTC tập luyện cá nhân, nhóm, đồng loạt HS tự đánh giá (đánh giá đồng đẳng) để sửa sai cho bạn cùng tập (thông qua sự ghi nhớ thứ tự các nhịp của BTDLH và biên độ động tác) GV đánh giá thông qua quá trình giám sát lớp học và sửa sai cho HS (theo các tiêu chí về sự ghi nhớ thứ tự các nhịp và biên độ động tác) Hoạt động 4: Vận dụng: Trò chơi phát triển khéo léo (10 phút)

- Hình thành thói quen vận động thông qua trò chơi phát triển khéo léo.

Trò chơi phát triển khéo léo - Bóng chuyền qua đầu

- PP trò chơi

GV đánh giá hiệu quả tham gia trò chơi của HS thông qua quan sát (theo tiêu chí về tích cực, hứng thú của HS) Hoạt động 5: Hồi tĩnh và giao nhiệm vụ về - Hình thành thói quen tập luyện thể thao tại nhà.

Hỗi tĩnh và giao bài tập, các nhiệm vụ vận dụng - PP sử dụng lời nói. - HTTC

105 nhà (5 phút) tập luyện đồng loạt B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1. Mở đầu (8 phút) 1. Mục tiêu:

- Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ luyện tập được giao và hỗ trợ bạn học trong nhóm cùng tập luyện.

2. Tổ chức hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV điểm danh, phổ biến các nội dung học tập, mục tiêu về các yêu cầu cần đạt của bài học.

GV hướng dẫn học sinh theo nguyên tắc: các khớp trước, rồi tới các nhóm cơ; lần lượt theo thứ tự các vị trí trên cơ thể từ đầu lần lượt đến chân.

Nội dung: Xoay các khớp: cổ, tay, chân; Các nhóm cơ: tay vai, tay ngực, lườn, ép dọc, ép ngang.

* Thực hiện nhiệm vụ học: HS đưa cơ thể từ trạng thái tĩnh sang trạng thái hoạt động vận động.

HS quan sát, lắng nghe và nhận nhiệm vụ.

HS tự giác, tích cực thực hiện các hoạt động vận động để tâm thế và thể chất sẵn sàng tiếp nhận lượng vận động ở mức cao hơn ở hoạt động tiếp theo.

3. Sản phẩm học tập

Các sản phẩm học tập: Hoàn thành bài khởi động theo hướng dẫn của GV (đảm bảo lượng vận động).

4. Phương án đánh giá

* Đáp ứng được khả năng tiếp nhận các hoạt động vận động. * Chưa đáp ứng khả năng tiếp nhận các hoạt động vận động.

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức (10 phút) 1. Mục tiêu:

- Hình thành thói quen tập luyện thể thao tại nhà.

- Tự tập luyện để hoàn thành lượng vận động của bài tập

2. Tổ chức hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV dùng PP lời nói để giới thiệu về Bài thể dục liên hoàn và nhóm động tác tay

GV dùng PP trực quan trực tiếp để làm mẫu nhóm động tác tay theo trình tự thực hiện: thực hiện toàn vẹn động tác; thực hiện phân chia kết hợp phân tích từng yếu lĩnh của động tác; thực hiện toàn vẹn động tác và nhóm động tác

106 tay.

Hướng dẫn cả lớp thực hiện 3 - 5 lần, sau đó mời từ 2 - 4 HS thực hiện để phân tích và sửa sai động tác cho cả lớp trước khi tổ chức tập luyện.

* Thực hiện nhiệm vụ học:

HS quan sát GV thị phạm, trao đổi các vấn đề còn thắc mắc.

HS chủ động và tích cực thực hiện.

3. Sản phẩm học tập

Các sản phẩm học tập: Tiếp nhận và thực hiện đúng biên độ 08 nhịp (nhóm động tác tay) của bài thể dục liên hoàn.

4. Phương án đánh giá

* Chưa thuần thục: Chưa ghi nhớ các nhịp động tác để thực hành, GV và bạn

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Giáo dục thể chất THPT - HoaTieu.vn (Trang 103 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)