Quy trình lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học một bài học phát triển phẩm

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Giáo dục thể chất THPT - HoaTieu.vn (Trang 92)

5. TÀI LIỆU ĐỌC

3.3.Quy trình lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học một bài học phát triển phẩm

chất, năng lực học sinh trung học cơ sở

3.3.1. Xác định mục tiêu bài học

Có thể hiểu, mục tiêu của bài học do GV thiết kế chính là kết quả dự kiến về các YCCĐ đối với các PC và NL (NL chung và NL thể chất) mà HS đạt được sau khi kết thúc bài học. Quá trình dạy học môn GDTC, các YCCĐ đó bao gồm:

YCCĐ về NL thể chất đã được xác định trong từng bài học; hoặc là các YCCĐ được kết nối từ các YCCĐ về NL thể chất đã được quy định trong chương trình môn GDTC, phù hợp bối cảnh giáo dục.

YCCĐ được thiết kế/được xác định từ định hướng phát triển phẩm chất chủ yếu và NL chung thông qua tổ chức hoạt động dạy học bài học.

Từ đó, có thể tóm tắt những hoạt động cần phải thực hiện trong việc xác định mục tiêu bài học như sau:

Xác định YCCĐ ứng với mỗi thành phần NL của NL thể chất, PC, NL chung tương ứng với bài học.

Xác định thời lượng dạy học dự kiến.

Phân tích bối cảnh giáo dục.

89 hoạt động học.

(1) Xác định YCCĐ ứng với mỗi thành phần NL của NL thể chất

Các YCCĐ cho từng chủ đề/nội dung đã được quy định trong văn bản chương trình môn GDTC. Mỗi YCCĐ đều ưu tiên hướng đến việc giúp HS phát triển một trong ba thành phần NL của NL thể chất. Nhiệm vụ của người GV là kết nối mỗi YCCĐ với thành phần NL của NL thể chất tương ứng.

Để thực hiện việc này, GV cần đối chiếu “phần động từ xác định hoạt động người học cần thực hiện được” và “Nội dung dạy học” của YCCĐ với các biểu hiện của các thành phần NL trong bảng ma trận Hoạt động học/Mục tiêu/Nội dung dạy học/PP, KTDH và Phương án đánh giá mức độ đạt được mục tiêu.

(2) Xác định thời lượng dạy học dự kiến

Về thời lượng, CT môn GDTC quy định thời lượng tối đa cho từng chủ đề và thành phần nội dung trong chủ đề đối với cấp THCS và không quy định thời lượng từng thành phần nội dung trong chủ đề đối với cấp THCS. CT GDPT 2018 cũng không quy định bắt buộc GV tổ chức hoạt động dạy học theo bất kì SGK nào, tức là không phải theo quan hệ nội dung - số tiết trong SGK. Vì vậy, việc quy định thời lượng cụ thể cho từng bài học, nội dung sẽ phụ thuộc nhiều vào sự thống nhất của tổ, nhóm chuyên môn trong quá trình xây dựng và phát triển chương trình nhà trường, phù hợp mục tiêu và bối cảnh giáo dục.

CT môn GDTC đã định hướng thời lượng dành cho mạch nội dung “Bài thể dục” lớp 6 là khoảng 10% so với tổng thời lượng là 70 tiết, tương đương 7 tiết; bao gồm: Bài thể dục liên hoàn và trò chơi phát triển khéo léo. Vì vậy, việc chọn thời lượng cho riêng nội dung Bài thể dục liên hoànsẽ được xem xét trong quan hệ với nội dung còn lại (trò chơi phát triển khéo léo) và khoảng thời lượng linh hoạt giữa 2 nội dung là 7 tiết cho mạch nội dung.

Tuy nhiên, việc xác định thời lượng phù hợp đối với dạy học bài học môn GDTC còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: bối cảnh giáo dục, việc GV bổ sung mục tiêu phát triển các phẩm chất chủ yếu và NL chung bên cạnh NL thể chất … Điều đó sẽ được làm rõ trong những phần ngay dưới đây.

(3) Phân tích bối cảnh giáo dục đối với mục tiêu giáo dục

Bên cạnh mục tiêu về NL thể chất với các mức độ biểu hiện qua các YCCĐ trong văn bản CT môn học, môn GDTC còn có nhiệm vụ như:

Tạo cơ hội cho HS nâng cao NL thể chất thông qua việc có thể nâng cao mức độ hoạt động của người học trong YCCĐ về NL thể chất thông qua việc liên kết với các các bên liên quan để tổ chức các lớp học trong và ngoài nhà trường; hoặc có thể gửi HS đến các cơ sở TDTT (các Câu lạc bộ, các trung tâm TDTT…) để tập luyện.

Tạo cơ hội cho HS phát triển phẩm chất chủ yếu, NL chung thông qua tổ chức hoạt động dạy học bài học phù hợp. GV có thể căn cứ vào thực tế của địa phương, nhà trường giúp HS lựa chọn môn thể thao phù hợp, bao gồm các môn

90

thể thao được tổ chức trong Hội khỏe Phù đổng các cấp và các môn thể thao địa phương.

Vì vậy, xem xét yếu tố về trình độ, sự hứng thú, NL của HS; khả năng và động lực của GV, tổ chuyên môn; điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường cùng hiệu quả của các hoạt động xã hội hoá giáo dục; các hạn chế và ưu thế của địa phương sẽ giúp cho GV có thêm cơ sở để xác định mục tiêu dạy học phù hợp, khả thi.

(4) Xác định mục tiêu dạy học và thời lượng

* Xác định mục tiêu dạy học

Việc xây dựng và hoàn thiện mục tiêu cho bài học bên cạnh NL thể chất cần: xác định các mục tiêu về phẩm chất chủ yếu và NL chung phù hợp; có thể nâng cao mức độ đối với các YCCĐ về NL thể chất trong bài học. Việc này giúp GV khi thiết kế các YCCĐ sẽ hướng HS tới mục tiêu phát triển về PC chủ yếu và NL chung hoặc nâng cao mục tiêu phát triển về thành phần NL của NL thể chất.

Như đã biết, mỗi YCCĐ gồm 2 phần: (1) là phần động từ xác định hoạt động người học cần thực hiện được, (2)phần nội dung của hoạt động đó. Việc thiết kế các YCCĐ cần bảo đảm tiêu chí SMART dưới đây.

S SPECIFIC

Mục tiêu cụ thể đặt ra phải cụ thể rõ ràng. Chỉ sử dụng 1 động từ đối với 1 mục tiêu cụ thể. Nội dung của hoạt động cần cụ thể, rõ ràng, không nên bao hàm nhiều nội dung nhỏ bên trong.

M MEASURABLE

Mục tiêucụ thể đó phải đo lường được.

Tránh sử dụng những động từ chung chung như biết được, hiểu được, nắm được…

Trong môn GDTC mức độ đáp ứng của yêu cầu cần đạt trong văn bản chương trình môn GDTC (tr. 28-29)

A ATTAINABLE (ACHIEVABLE)

Mục tiêu cụ thể đặt ra cần vừa sức với HS, để HS có thể đạt được khi học tập bài học.

Có thể nâng cao mức độ mục tiêu cụ thể về NL thể chất nhưng phải chú ý “nguyên tắc thích hợp và cá biệt hóa”

R RELEVANT

Mục tiêu cụ thể đặt ra trong bài học cần tập trung hướng tới mục tiêu chung là phát triển các thành phần của NL thể chất, phẩm chất, NL chung đã được đề cập trong CT GDPT 2018.

T TIME-BOUND Mục tiêu cụ thể đặt ra cần phù hợp với thời lượng dự kiến tổ

chức hoạt động học.

* Ghi chú: từ mục tiêucụ thể trong bảng trên nên được hiểu là YCCĐ

91

Căn cứ các yếu tố đã được phân tích ở trên, cho thấy rằng thời lượng tổ chức các hoạt động dạy học một bài học sẽ phụ thuộc nhiều vào mục tiêu giáo dục do mỗi GV thiết kế. Đặc biệt, trong dạy học kĩ thuật động tác việc xác định thời lượng dạy học còn phù thuộc năng khiếu và trình độ tập luyện của HS.

Dưới đây là minh hoạ chỉ ra sự khác biệt về thời lượng tổ chức các hoạt động dạy học một bài học Bài thể dục liên hoàn, lớp 6, do 02 GV xác định từ mục tiêu trong 01 kế hoạch dạy học theo bài học.

Giáo viên A Giáo viên B

Bài học: Bài thể dục liên hoàn (lớp 6)

Thời lượng: 4 tiết Thời lượng: 5 tiết

MỤC TIÊU DẠY HỌC

Phẩm chất

1. Tự tập luyện để hoàn thành lượng vận động của bài tập (PC chăm chỉ)

1. Tự tập luyện để hoàn thành lượng vận động của bài tập (PC chăm chỉ)

Năng lực chung

2. Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ luyện tập được giao (NL tự chủ và tự học)

2. Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ luyện tập được giao và hỗ trợ bạn học trong nhóm cùng tập luyện (NL tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác)

Năng lực thể chất

3. Hình thành thói quen tập luyện thể thao tại nhà.

4. Thực hiện thuần thục và đẹp các động tác trong bài học.

5. Hình thành thói quen vận động thông qua trò chơi phát triển khéo léo

3. Hình thành thói quen tập luyện thể thao tại nhà.

4. Thực hiện thuần thục và đẹp các động tác trong bài học; phối hợp với âm nhạc để nâng cao hứng thú trong tập luyện.

5. Hình thành thói quen vận động thông qua trò chơi phát triển khéo léo.

So sánh hai mục tiêu mà GV đã xác định, có thể nhận thấy mục tiêu mà GV B đặt ra cao hơn và nhiều hơn so với GV A, định hướng phát triển NL chung của cả hai GV cũng khác nhau. Điểm chung giữa hai GV là họ đều đảm bảo HS sau khi học tập xong nội dung Bài thể dục liên hoàn đều có thể đáp ứng được YCCĐ về NL thể chất (VĐCB) đã được quy định của CT.

92

Tuy nhiên, vì mục tiêu chính của môn GDTC là phát triển NLTC nên GV cần hết sức cân nhắc khi tạo cơ hội phát triển thêm mục tiêu về phẩm chất chủ yếu và NL chung cho HS, vì nó liên quan đến thời lượng dạy học. Quan hệ giữa mục tiêu dạy học và thời lượng tổ chức hoạt động học là khá rõ ràng ở tiêu chí “time-bound” trong bảng tiêu chí SMART: Mục tiêu đặt ra cần phù hợp với thời lượng dự kiến tổ chức hoạt động học.

3.3.2. Lựa chọn và xây dựng nội dung dạy học của một bài học

Định hướng mở về quan điểm xây dựng chương trình trong CT tổng thể và CT môn GDTC 2018 là căn cứ quan trọng để GV lựa chọn và xây dựng nội dung dạy học. GV được trao quyền chủ động, sáng tạo để lựa chọn, xây dựng nội dung cụ thể cho từng bài học trên cơ sở các YCCĐ mà chương trình môn GDTC đã quy định cũng như chú ý hài hòa các yếu tố: đặc điểm thể lực, nhu cầu, mức độ yêu thích hoạt động của HS; điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, địa phương; sở trường và năng lực của bản thân để lựa chọn và xây dựng nội dung dạy học bài học phù hợp nhất.

Khi phân tích các YCCĐ trong CT môn GDTC 2018 cho phép GV xác định được nội hàm của phần nội dung, bao gồm kiến thức, kĩ năng gắn liền với các hoạt động mà HS cần “thực hiện được” hay “làm được”. Đây là cơ sở giúp GV lựa chọn và xây dựng được các nội dung dạy học phù hợp mục tiêu của bài học. Qua đó, cho ta thấy phần nội dung của YCCĐ cũng có tính mở hoặc tính giới hạn. Ví dụ: phân tích đặc điểm của hai nhóm YCCĐ trong bảng dưới đây:

1. Nhận biết được các yếu tố dinh dưỡng cơ bản có ảnh hưởng trong tập luyện và phát triển thể chất. (tr 13, CT môn GDTC)

2. Biết một số điều luật cơ bản ở các nội dung: Chạy cự li ngắn; Ném bóng; Chạy cự li trung bình và môn thể thao lựa chọn. (tr 13, CT môn GDTC)

3. Thực hiện được các động tác bổ trợ kĩ thuật chạy; làm quen với các giai đoạn chạy cự li ngắn (60m), chạy cự li trung bình. (tr 13, CT môn GDTC)

4. Thực hiện được các động tác bổ trợ và động tác kĩ thuật ném bóng. (tr 14, CT môn GDTC)

5. Thực hiện đúng các động tác bài tập thể dục liên hoàn. (tr 14, CT môn GDTC)

6. Thực hiện được một số tình huống phối hợp vận động với đồng đội trong bài tập.

(tr 14, CT môn GDTC)

7. Biết lựa chọn và tham gia các hoạt động trò chơi vận động phù hợp với yêu cầu, nội dung bài học nhằm phát triển tố chất thể lực. (tr 14, CT môn GDTC)

8. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để rèn luyện hằng ngày. (tr 14, CT môn GDTC)

Ta thấy phần nội dung của các YCCĐ 1, 2, 3, 4 và 5 đã đặt ra các yêu cầu rất cụ thể về kiến thức, thể hiện tính giới hạn về mặt nội dung. Trong khi đó, các YCCĐ 6, 7 và 8 chỉ đề xuất mang tính định hướng về nội dung kiến thức; còn việc lựa chọn các tình huống, trò chơi hay kĩ năng nào để thực hiện và vận dụng là rất linh hoạt.

Bên cạnh đó, chúng ta cần hiểu rằng các YCCĐ trong chương trình chỉ là những quy định tối thiểu của phẩm chất, năng lực cho tất cả HS trên phạm vi cả nước. Vì vậy, phải tuỳ thuộc vào bối cảnh giáo dục để khi xác định mục tiêu dạy học cho một bài học cụ thể,

93

người GV có thể lựa chọn hoặc xây dựng một cách sáng tạo các hoạt động cần thực hiện của HS thể hiện trong YCCĐ.

Như vậy, tính mởtính giới hạn trong YCCĐ là những cơ sở quan trọng để người GV chủ động lựa chọn, xây dựng nội dung dạy học phù hợp (hay là phát triển nội dung dạy học), vừa đáp ứng mục tiêu giáo dục của môn học, vừa thể hiện sự chủ động, sáng tạo trong dạy học chương trình GDPT 2018 nói chung, môn GDTC nói riêng. Do đó, để lựa chọn và xây dựng nội dung dạy học của một bài học, GV cần lưu ý: tính mở

hoặc tính giới hạn, khả năng được nâng cao, cùng với vai trò của YCCĐ. Đây là những cơ sở quan trọng để GV chủ động lựa chọn, xây dựng nội dung dạy học đáp ứng mục tiêu và thời lượng dạy học.

Từ đó, cho thấy việc lựa chọn và xây dựng nội dung dạy học bài học có thể được thực hiện theo các bước cơ bản dưới đây:

Trước tiên, xác định đề mục chi tiết của nội dung dạy học phù hợp mục tiêu và các thành phần nội dung cơ bản của bài học. Các đề mục vừa bảo đảm tính logic, vừa bảo đảm tính khoa học.

Kế đến, phân tích rõ nội hàm phần nội dung trong YCCĐ để lựa chọn được nội dung, kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại … (CTTT, tr5); phù hợp để HS học tập và tập luyện hằng ngày để nâng cao sức khỏe và phát triển các tố chất thể lực. Lưu ý: những nội dung được lựa chọn phải trọng tâm, vừa sức và phù hợp mục tiêu dạy học.

Sau đó, kết nối thông tin về kiến thức, kĩ năng phù hợp vào đề mục chi tiết để xây dựng thành nội dung dạy học.

Quá trình lựa chọn và xây dựng nội dung dạy học bài học, GV nên:

Tham khảo thông tin từ nhiều nguồn tin cậy (SGK đã được Bộ GD&ĐT thẩm định, giới thiệu; tài liệu học tập đảm bảo tính khoa học; công bố khoa học; các dữ liệu của cơ quan thống kê; tin tức truyền hình; bản tin khoa học, công nghệ …). Cần ghi chú và lưu trữ nguồn gốc thông tin tham khảo, trích dẫn.

Chú ý tạo hứng thú học tập cho HS thông qua: 1) cách cấu trúc đề mục chi tiết của nội dung dạy học; 2) sự đa dạng hoá hình thức tổ chức dạy học (một số nội dung phù hợp có thể kết hợp thi đấu giả lập hoặc giải thi đấu) 3) lựa chọn thông tin về TDTT, các vấn đề thời sự mà xã hội đang dành sự quan tâm chính đáng.

Thường xuyên thực hiện hoạt động phát triển nội dung dạy học thông qua việc điều chỉnh, cập nhật, bổ sung nội dung dạy học phù hợp thực tiễn hoạt động TDTT ở địa phương và kinh nghiệm dạy học của bản thân, đồng nghiệp.

3.3.3. Xác định phương pháp, kĩ thuật dạy học một bài học

Sau khi phân tích tích các YCCĐ, lựa chọn và xây dựng nội dung dạy học, GV sẽ có cơ sở lựa chọn các PP, KTDH cùng với việc dự kiến các phương tiện dạy học cần chuẩn bị để tổ chức các hoạt động dạy học hiệu quả. Việc lựa chọn, sử dụng các PP, KTDH phụ thuộc vào mục tiêu phát triển thành phần NL nào trong NL thể chất, NL chung và PC nào (đã được thể hiện qua việc xác định mục tiêu dạy học); phát triển NL, PC ở mức độ nào,

94

và các điều kiện khác như về HS, GV, cơ sở vật chất… Có thể tham khảo ma trận kết nối các chỉ số YCCĐ giữa các thành phần NL thể chất với nội dung dạy học và PP, KTDH

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Giáo dục thể chất THPT - HoaTieu.vn (Trang 92)