Phương pháp sử dụng lời nói

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Giáo dục thể chất THPT - HoaTieu.vn (Trang 68)

5. TÀI LIỆU ĐỌC

2.2.2.Phương pháp sử dụng lời nói

2.2.2.1. Khái niệm

Là cách thức GV sử dụng lời nói để nêu vấn đề, giải thích, kích thích tư duy, đặt ra nhiệm vụ và điều khiển quá trình thực hiện để phân tích, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động vận động của HS trong quá trình GDTC.

Ưu điểm: GV có thể cung cấp một lượng thông tin lớn trong một khoảng thời gian ngắn, cùng một lúc có thể chuyển tải thông tin đến nhiều HS. Các thông tin đã được GV chọn lọc và sắp xếp hợp lí giúp HS dễ hiểu và dễ tiếp nhận. GV cũng có thể truyền cảm xúc và niềm tin đến HS và cung cấp thêm những thông tin cập nhật hoặc kinh nghiệm không có trong sách vở.

Nhược điểm: HS ở trạng thái bị động, chưa đạt hiệu quả cao khi dạy cho HS cách giải quyết vấn đề và còn hạn chế nếu dùng để dạy học động tác. Hiệu quả của dạy học môn GDTC phụ thuộc nhiều vào NL và nghệ thuật thuyết trình của GV.

2.2.2.2. Cách tiến hành

+ Bước 1: GV chuẩn bị nội dung bài học (dạy kĩ thuật mới, ôn kĩ thuật, chiến thuật, giáo dục tố chất thể lực…) hoặc chủ đề chuyên môn có liên quan (Lịch sử hình thành và phát triển môn thể thao lựa chọn, luật thi đấu, các yếu tố vệ sinh trong tập luyện TDTT…). GV cần xác định mục tiêu và yêu cầu cần đạt phù hợp nội dung bài học góp phần phát triển phẩm chất chủ yếu, NL chung và NL thể chất cho HS.

+ Bước 2: GV tổ chức lớp theo nhóm hoặc đồng loạt kết hợp PP sử dụng lời nói để phân tích (làm mẫu), giảng giải kĩ thuật mới/phát triển các tố chất thể lực hoặc dạy các chủ đề khác có liên quan đến việc học thực hành.

+ Bước 3: Khi HS tiếp nhận nhiệm vụ và sẵn sàng tập luyện, GV quan sát và khuyến khích HS phản hồi các thông tin cá nhân hoặc nhận xét các bạn cùng thực hiện. Bằng PP

65

sử dụng lời nói, GV kịp thời điều chỉnh chuỗi hoạt động học theo mục tiêu và yêu cầu cần dạt. GV nên đặt những câu hỏi gợi mở (mô tả những tình huống giả định khác nhau) để HS chia sẻ những khó khăn thuận lợi trong quá trình thực hiện, từ đó giúp GV tổ chức các hoạt động phù hợp với người học trong thực tiễn giờ học. Song song đó, HS chia sẻ quan điểm cá nhân/nhóm để GV định hướng giúp các em có thể lựa chọn phương án vận dụng thực tế những chủ đề được học.

+ Bước 4: Nhận xét các thông tin phản hồi từ HS và chia sẻ trước lớp việc thực hiện các nhiệm vụ vận động với mục tiêu của chủ đề. Đánh giá việc đáp ứng các yêu cầu cần đạt của HS thông qua các hoạt động cụ thể.

2.2.2.3. Định hướng sử dụng

PP sử dụng lời nói rất cần thiết trong quá trình GDTC giúp HS nhận thức, tự đánh giá và tự điều chỉnh hành vi (tự nhủ, tự ra lệnh...) để HS tự quan sát sửa sai và thông tin nhanh đến GV hay bạn cùng nhóm/lớp hỗ trợ hoặc được hỗ trợ kịp thời. Có những tình huống, PP này được GV sử dụng như một chỉ thị, mệnh lệnh giúp HS tập trung vào các hoạt động vận động để tiếp thu bài một cách có hệ thống và đúng theo mục tiêu và YCCĐ của chủ đề hoặc một hoạt động học cụ thể. PP sử dụng lời nói còn sử dụng để điều khiển linh hoạt các hoạt động của HS ngay tại thời điểm thực hiện, để chỉ dẫn sơ bộ hoặc chính xác hóa nhiệm vụ vận động.

Thông tin hai chiều từ GV và phản hồi từ HS qua PP sử dụng lời nói là một điểm nhấn khác biệt trong GDTC, việc đánh giá, biểu dương hay điều chỉnh các hoạt động học của HS (khối lượng, cường độ, số lần lặp lại, quãng nghỉ…) cần kịp thời, chính xác và phù hợp với điều kiện thực tế và cá nhân HS nhằm phát huy tối ưu NL của các em. Bên cạnh đó, các báo cáo hoặc giải thích lẫn nhau hay nguyện vọng cá nhân/nhóm được thông tin bằng lời nói sẽ nhanh chóng giúp GV điều chỉnh hoạt động dạy của mình theo hướng tích cực. Đồng thời, đây cũng là một trong những phương thức tự đánh giá, tự kiểm tra. Việc sử dụng PP này góp phần phát huy tính chủ động cho HS trong quá trình học để vận dụng thực tiễn một cách hiệu quả.

PP sử dụng lời nói được sử dụng ở các chủ đề khác nhau sẽ hỗ trợ hiệu quả cho việc hình thành và phát triển thành phần NL VĐCB và hoạt động TDTT như: giải thích các điều luật/cách thức sử dụng luật trong thi đấu trong các tình huống thực tế, các điều kiện vệ sinh trong tập luyện TDTT, cách phòng - tránh chấn thương trong tập luyện TDTT và ứng dụng thực tiễn sinh hoạt hàng ngày…. Bên cạnh đó, PP này còn được sử dụng để định hướng việc phát triển một số phẩm chất chủ yếu và NL chung trong từng hoạt động học cụ thể.

2.2.2.4. Điều kiện sử dụng

Trong dạy học động tác, GV cần PP sử dụng lời nói một cách ngắn gọn, súc tích và đúng thời điểm nhằm điểu khiển và khuyến khích HS trải nghiệm và thực hiện nhiệm vụ vận động một cách tự giác tích cực.

GV sử dụng PP lời nói để chỉ dẫn, phân tích, giải thích, đánh giá kết quả và điều khiển quá trình GDTC góp phần hình thành phẩm chất và NL chung cho HS. Bên cạnh

66

đó, việc sử dụng PP lời nói dùng để định hướng và phát triển các thành phần NL thể chất nên cần phải sắp xếp các chủ đề một cách khoa học và hợp lí.

Quá trình dạy môn GDTC, cần kết hợp tích hợp nhiều chủ đề ở các lĩnh vực khác (vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng, phòng tránh chấn thương,...) có liên quan đến chủ đề làm bài dạy phong phú và tạo động cơ tích cực giúp HS khám phá tìm hiểu thêm để liên hệ thực tiễn và vận dụng.

PP sử dụng lời nói kết hợp với PP trực quan được sử dụng xuyên suốt ở tất cả các hoạt động trong giờ học GDTC. Đây cũng là một trong những yếu tố giúp HS thực sự trở thành trung tâm của quá trình dạy học môn GDTC.

2.2.2.5. Ví dụ minh họa

Hoạt động mở đầu, dùng PP sử dụng lời nói và PP trực quan dạy nội dung “Vệ sinh trong tập luyện môn cầu lông”.

+ Bước 1: GV chuẩn bị nội dungsử dụng yếu tố vệ sinh trong tập luyện môn cầu lông. Yêu cầu: HS chủ động tìm hiểu và xây dựng bài, liên hệ với các tình huống tập luyện cầu lông trong thực tiễn, hợp tác với các thành viên khác trong lớp để cùng thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm/lớp.

+ Bước 2: GV dùng PP sử dụng lời nói giảng giải và phân tích chủ đề về vệ sinh sân bãi, dụng cụ và vệ sinh cá nhân trong tập luyện cầu lông. Dùng tranh ảnh kết hợp PP trực quan để định hướng và tổ chức việc thực hiện các nhiệm vụ học tập của HS. GV nên vận dụng thêm kĩ thuật hỏi đáp trực tiếp để nắm được các hiểu biết mà HS đã có kết nối với vấn đề đang trình bày cho HS, giúp các em có được những liên hệ với các tình huống khác nhau. Dùng PP sử dụng lời nói để phân tích kết hợp với việc làm mẫu cũng có thể giúp HS trực quan một cách trực tiếp nhằm định hướng cho HS vận dụng việc tập luyện cầu lông vào các tình huống thực tế trong cuộc sống hàng ngày.

+ Bước 3: Khi HS tiếp nhận nhiệm vụ và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát và khuyến khích HS phản hồi các thông tin cá nhân hoặc nhận xét các bạn cùng thực hiện. Bằng PP lời nói, GV kịp thời điều chỉnh chuỗi hoạt động học theo mục tiêu và yêu cầu cần dạt. GV cần đặt những câu hỏi gợi mở (mô tả những tình huống giả định khác nhau) để HS chia sẻ những khó khăn thuận lợi trong quá trình thực hiện, từ đó giúp GV tổ chức các hoạt động phù hợp với người học trong thực tiễn giờ học. Song song đó, HS chia sẻ quan điểm cá nhân/nhóm để GV định hướng giúp các em có thể lựa chọn phương án vận dụng thực tế những yêu cầu về vệ sinh trong thực tiễn tập luyện môn cầu lông.

+ Bước 4: Nhận xét các thông tin phản hồi từ HS và chia sẻ trước lớp việc thực hiện các nhiệm vụ với mục tiêu và YCCĐ của bài. Đánh giá việc đáp ứng các yêu cầu cần đạt của HS thông qua các hoạt động cụ thể. Liên hệ với một số tình huống giả định trong cùng chủ đề giúp HS có thể ứng dụng ngay ở chuỗi các hoạt động học.

2.2.3. Phương pháp trực quan

2.2.3.1. Khái niệm

Là cách thức GV sử dụng những phương tiện trực quan làm công cụ hỗ trợ HS hình thành PC, NL chung và NL thể chất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

67

Trong môn GDTC, GV tổ chức và điều chỉnh việc sử dụng các phương tiện trực quan giúp HS có thể dùng các giác quan của mình trong quá trình hình thành biểu tượng vận động trên cơ sở quan sát GV làm mẫu động tác hay qua phim, ảnh, mô hình, sa bàn, đồ dùng học tập… giúp HS hình thành NL thể chất.

2.2.3.2. Cách tiến hành

+ Bước 1: Chuẩn bị

GV chuẩn bị các nội dung trực quan, các phương tiện trực quan trực tiếp/gián tiếp phù hợp với trình độ HS, mục tiêu, yêu cầu và nội dung chủ đề.

+ Bước 2: Thiết kế nhiệm vụ học tập

GV xác định mục tiêu học tập dựa trên mục tiêu chung của chủ đề, lựa chọn phương tiện trực quan phù hợp, thiết kế các hoạt động và nhiệm vụ vận động (cần có nhiều mức độ khác nhau về yêu cầu thực hiện nhằm hướng tới phát triển PC, NL cụ thể).

GV sử dụng PP trực quan kết hợp với PP lời nói và tổ chức lớp theo hình thức tổ chức tập luyện nhóm hoặc đồng loạt… GV cần sử dụng các phương tiện trực quan phù hợp với việc phân tích, làm mẫu các nội dung của chủ đề. GV nên kết hợp các phương tiện trực quan (sử dụng tranh ảnh, giáo cụ mô phỏng…) tùy theo yêu cầu cụ thể của hoạt động học và đặc điểm cá nhân HS.

+ Bước 3: Sử dụng các phương tiện trực quan

GV xác định phương tiện trực quan đáp ứng yêu cầu của PP, KTDH ở nội dung dạy học. GV sử dụng các phương tiện trực quan linh hoạt, phù hợp và đúng thời điểm để việc tiếp thu của HS có hiệu quả.

GV tổng hợp và kết luận, mời HS tái hiện lại một số kĩ thuật động tác (HS đó thực hiện tốt), thuật lại (tương đối chính xác) một số yêu cầu của việc thực hiện hoạt động học… giúp các HS cùng lớp có cái nhìn khách quan và nỗ lực hơn.

+ Bước 4: Đánh giá

Từ yêu cầu và mục tiêu học tập, GV cần chỉ ra được ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng PP để điều chỉnh kế hoạch dạy học cho lần sau.

Đánh giá các thông tin và chia sẻ trước lớp và những hoạt động tích cực cần phát huy của HS trong toàn bộ quá trình học. Trong trường hợp, HS thực hiện lặp lại các yêu cầu chưa đạt hoặc sai lệch, GV cần điều chỉnh ngay.

Mở rộng hình thức đánh giá: GV nhận xét, đánh giá HS; HS tự đánh giá; HS đánh giá lẫn nhau.

2.2.3.3. Định hướng sử dụng

PP này được sử dụng dạy học mới các động tác, giáo dục tố chất thể lực và tham gia các hoạt động theo nhóm/lớp.

PP này kết hợp với PP sử dụng lời nói làm “phác họa” rõ nét hơn các yêu cầu cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ vận động bằng tư duy và bắt chước để lặp lại (học động tác mới).

68

2.2.3.4. Điều kiện sử dụng

Cơ sở vật chất cần được chuẩn bị tốt để đáp ứng cho việc sử dụng PP trực quan, tuỳ từng trường hợp cụ thể trong dạy học môn GDTC mà đưa ra các yêu cầu khi sử dụng PP trực quan sao cho phù hợp. Khi sử dụng PP này cần chú ý đến NL người học, đặc điểm cá nhân HS và phải tuân thủ các nguyên tắc sử dụng các phương tiện trực quan trong quá trình GDTC.

Những yêu cầu đảm bảo tính trực quan:

+ Sử dụng phương tiện trực quan phải phù hợp với lứa tuổi, NL của HS và đảm bảo tính tích cực, tự giác của các em.

+ Phải xác định rõ mục tiêu sử dụng và mục đích trực quan cho HS, hình ảnh trực quan phải tác động tốt vào các giác quan.

+ Tỷ lệ giữa trực quan trực tiếp và trực quan gián tiếp phải phù hợp với từng giai đoạn dạy học động tác và giáo dục tố chất thể lực.

2.2.3.5. Ví dụ minh hoạ

Hoạt động hình thành kiến thức về các động tác liên hoàn, dùng PP sử dụng lời nói và PP trực quan hướng dẫn và tổ chức dạy học bài thể dục liên hoàn.

+ Bước 1: GV chuẩn bị hình ảnh hoặc làm mẫu bài thể dục liên hoàn. Xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt và nội dung cụ thể chủ đề.

+ Bước 2: GV cung cấp thông tin đầy đủ cho HS về nội dung (số lượng động tác) học tập trong KHBD kèm các mục tiêu về PC chủ yếu, NL chung và thành phần NL thể chất mà HS cần đạt.

+ Bước 3: GV sử dụng tranh ảnh hoặc làm mẫu từng nhịp động tác, dù sử dụng phương tiện trực quan gián tiếp hoặc trực quan trực tiếp thì GV phải kết hợp việc dùng lời nói để phân tích, diễn giải các yêu cầu của từng nhịp động tác. Đối với những nhịp động tác phức tạp thì GV phải cho xem tranh ảnh/làm mẫu từng cử động của nhịp động tác kết hợp việc sử dụng lời nói để phân tích các yêu cầu cần đạt của động tác trước khi HS tri nhận toàn bộ nhịp động tác trong không gian. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bước 4: Kết thúc giờ học, GV rút kinh nghiệm việc sử dụng các phương tiện trực quan của KHBD đang thực hiện với mục tiêu nâng cao hiệu quả cho giờ học sau.

2.2.4. Phương pháp thực hành

2.2.4.1. Khái niệm

Là quá trình GV sử dụng các bài tập thực hành, hoạt động vận động giúp HS hiểu và vận dụng kiến thức để hình thành và phát triển kĩ năng, kĩ xảo thông qua sự quan sát và trải nghiệm của HS dưới sự điều khiển của GV.

Đây là PPDH tích cực mà quá trình GDTC sử dụng để vừa có thể dạy bài mới, ôn tập, cũng cố và hoàn thiện, đào sâu, vừa vận dụng và khẳng định đúng đắn các kiến thức về mặt lí thuyết. Trong GDTC, thường xuyên sử dụng việc dạy học thực hành theo mẫu và thực hành luyện tập, nhằm:

69

Hình thành và phát triển các kĩ năng, kĩ xảo vận động; giáo dục có chủ đích các tố chất thể lực.

Hình thành và phát triển NL thể chất.

Vận dụng được một số kĩ năng kĩ xảo đơn giản, phổ biến trong các môn thể thao tự chọn/lựa chọn vào thực tiễn.

2.2.4.2. Cách tiến hành

+ Bước 1: GV nêu mục tiêu thực hành hoặc hướng dẫn HS xác định nhiệm vụ.

GV xác định mục tiêu thực hành dựa trên mục tiêu chung của chủ đề, hướng dẫn HS xác định và phân tích rõ mục tiêu cần thực hành.

GV chuẩn bị phương tiện và địa điểm thực hành, sắp xếp lớp để cho tất cả HS đều được trải nghiệm và thực hành tốt.

+ Bước 2: Hướng dẫn HS các thao tác thực hành

GV cần phổ biến các yêu cầu và nhấn mạnh yếu tố tự bảo hiểm, phòng tránh chấn thương và hỗ trợ cho bạn cùng thực hiện.

GV nêu khái quát toàn bộ kĩ thuật động tác, có thể kết hợp cho HS xem tranh ảnh hoặc băng hình. Sau đó làm mẫu và giải thích cùng một lúc, phân tích và kết hợp với luật/các tình huống giả định để xây dựng biểu tượng vận động cho HS.

+ Bước 3: HS thực hành theo mẫu hoặc theo hướng dẫn của GV

HS phải nêu lại hoặc trình bày được khái quát được theo mẫu.

GV cần đặt câu hỏi kiểm tra những khâu chính (khâu quyết định về mặt nguyên lí

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Giáo dục thể chất THPT - HoaTieu.vn (Trang 68)