Đánh giá việc lựa chọn, sửdụng phương pháp và kĩ thuật dạy học cho một chủ đề/

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Mỹ thuật THPT - HoaTieu.vn (Trang 118 - 149)

5. Tài liệu đọc

3.4. Đánh giá việc lựa chọn, sửdụng phương pháp và kĩ thuật dạy học cho một chủ đề/

đề/ bài học

Có thể đánh giá hoạt động dạy học phát triển PC, NL HS dựa trên tiêu chí đánh giá bài học 9 được đề cập trong công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH (về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm GD thường xuyên qua mạng). Các tiêu chí này được dùng đề đánh giá bài học khi triển khai sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, từ khâu xây dựng kế hoạch bài dạy và tài liệu dạy học, thực hiện – dự giờ, đến khâu cuối là đánh giá bài học sau dự giờ và cải tiến bài học.

Nội dung Tiêu chí

1. Kế hoạch và

tài liệu dạy học

Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và PPDH được sử dụng.

Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần

đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS.

9 Với tài liệu này, thuật ngữ “đánh giá bài học” theo CV 5555/BGDĐT-GDTrH có thể được coi là đánh giá việc thiết kế, triển khai “kế hoạch bài dạy”.

117

Mức độ hợp lý của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS.

2. Tổ chức hoạt

động học cho HS

Mức độ sinh động, hấp dẫn HS của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập.

Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của HS. Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích HS hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Mức độ hiệu quả hoạt động của GV trong việc tổng hợp, phân tích, đánh

giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của HS.

3. Hoạt động của

HS

Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả HS trong lớp.

Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của HS trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Mức độ tham gia tích cực của HS trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Trong đó, để đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH được trình bày trong một KHDH cụ thể, cần tập trung vào 4 tiêu chí trong nội dung 1.

(1) Tiêu chí 1: Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.

Chuỗi hoạt động học của HS bao gồm nhiều hoạt động học cụ thể được xây dựng một cách tuần tự nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã được xác định trong kế hoạch bài dạy, bao gồm cả mục tiêu về NL đặc thù cũng như PC chủ yếu và NL chung. Thông thường, hoạt động học được thiết kế dựa trên nền tảng về PPDH và cần đảm bảo các đặc trưng của phương pháp đó. Điều quan trọng là các phương pháp phải có sự đáp ứng tốt đối với mục tiêu dạy học và nội dung dạy học chủ đề/ bài học.

Để đánh giá sự lựa chọn các PP, KTDH trong chuỗi hoạt động học, có thể đặt ra một số câu hỏi để xem xét sự phù hợp của PP, KTDH trong chuỗi hoạt động học như sau:

 Mục tiêu dạy học chủ đề/ bài học có được mô tả rõ ràng không?

 Các hoạt động học có mục tiêu cụ thể không? Các mục tiêu của hoạt động học có phải là thành phần của các mục tiêu dạy học chủ đề/ bài học không?

 Các hoạt động học đáp ứng nội dung dạy học không?

 Các PP, KTDH có được lựa chọn phù hợp với nội dung dạy học và mục tiêu của từng hoạt động học và mục tiêu dạy học chủ đề/ bài học không?

118

Ví dụ: Theo tiêu chí này thì chuỗi hoạt động học mà GV thiết kế cho HS tham gia cần bao gồm những hoạt động học cụ thể được xây dựng một cách trình tự và phù hợp với mục tiêu, nội dung và PPDH. Như vậy, có thể thấy từ góc độ PP, KTDH thì các PP, KTDH phải phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học, tạo thành chuỗi hoạt động học dưới hình thức các nhiệm vụ theo tiến trình: chuẩn bị => chuyển giao nhiệm vụ => thực hiện nhiệm vụ => báo cáo kết quả => đánh giá kết quả. Ví dụ khi dạy Chủ đề “Thành phố tương lai” thuộc thể loại kiến trúc, nội dung tìm hiểu chủ đề “Thành phố tương lai” nhằm mục tiêu giúp HS nhận biết đặc điểm của kiến trúc tại thành phố mình sống, xác định được mục đích thẩm mĩ và công năng của các công trình kiến trúc…, nếu GV dùng PP thuyết trình thì HS chỉ nghe GV thuyết giảng một cách thụ động. HS sẽ khó hình thành các NL như giao tiếp và hợp tác, quan sát và nhận thức thẩm mĩ nên trong trường hợp này, GV đã sử dụng dạy học hợp tác, quan sát trực quan kết hợp đàm thoại gợi mở để tổ chức hoạt động, HS sẽ tham gia quan sát, thảo luận, suy nghĩ, trả lời câu hỏi để tự so sánh sự khác biệt, kiến trúc thành phố xưa và nay, rút ra những đặc điểm công năng của các công trình kiến trúc.

Tiêu chí 2: Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

Tiêu chí này nhấn mạnh về việc vận dụng các KTDH, là những phương thức để tổ chức hiệu quả mỗi hoạt động học, trong đó HS thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể. Cần lưu ý mỗi hoạt động học cần có mục tiêu dạy học cụ thể, rõ ràng. Thông qua các kĩ thuật dạy học GV áp dụng, HS chủ động, tích cực tham gia hoạt động để hoàn thành sản phẩm học tập, là minh chứng về kết quả của NL và PC HS. Các sản phẩm học tập này có thể là câu hỏi, bài kiểm tra, nhật kí học tập, phiếu học tập, câu hỏi trao đổi, bảng kết quả thảo luận nhóm, … Sản phẩm học tập được lựa chọn trên cơ sở đáp ứng đúng mục tiêu dạy học kết hợp chặt chẽ với nội dung, PP, KTDH.

Có thể đặt ra một số câu hỏi để xác định sự phù hợp của PP, KTDH cho mỗi hoạt động học như sau:

 Mục tiêu hoạt động học có được mô tả rõ ràng không?

 Yêu cầu về sản phẩm học tập có được mô tả rõ ràng và phù hợp với mục tiêu của hoạt động học không?

 Phương thức hoàn thành sản sản phẩm trong nhiệm vụ học tập có được mô tả rõ ràng, phù hợp và hiệu quả đối với sản phẩm học tập không?

 Phương thức hoàn thành sản sản phẩm trong nhiệm vụ học tập có được mô tả rõ ràng, phù hợp và hiệu quả và phù hợp với các đối tượng HS không?

Ví dụ: Khi GV sử dụng dạy học hợp tác thì GV sẽ phải mô tả tường minh, rõ ràng các nhiệm vụ và hoạt động học tập nhóm, các đồ dùng học tập sẽ sử dụng. Chẳng hạn như GV có thể xác định sẽ sử dụng Dạy học hợp tác kết hợp với kĩ thuật sơ đồ tư duy nhằm giúp

119

HS thảo luận và viết ra các loại quả định làm, các bước định thực hiện và phân công nhiệm vụ cụ thể. (Xem KHDH minh họa)

Chuẩn bị: GV chia mỗi nhóm từ 4 – 6 HS, phân công công việc cho các thành viên nhóm để đảm bảo mọi HS đều có cơ hội tham gia; chuẩn bị giấy A2 để HS vẽ sơ đồ tư duy, tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện.

Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thảo luận và viết ra các loại môi trường mà con người có thể sinh sống trong tương lai, các yếu tố cần cho sự sống, cách và ý định thể hiện…

Thực hiện nhiệm vụ: HS hợp tác làm việc theo nhóm. Trong khi các nhóm làm việc, GV quan sát, hướng dẫn HS về quy tắc trình bày sơ đồ tư duy (cách dùng nhánh, nét thể hiện ý chính, ý phụ, cách chọn từ khóa, hình ảnh, …), hỗ trợ khuyến khích HS chưa chủ động tham gia.

Tiêu chí 3: Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS.

Tiêu chí này nhấn mạnh việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học và học liệu trong hoạt động học. Cần áp dụng các KTDH tích cực để HS sử dụng phương tiện, học liệu một cách hiệu quả để hoàn thành sản phẩm học tập.

Có thể đặt ra một số câu hỏi sau để xem xét sự phù hợp của thiết bị dạy học phù hợp với PP, KTDH đã lựa chọn như sau:

 Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập không?

 Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với cách thức HS hoạt động không?

 Việc sử dụng thiết bị dạy học và học liệu có được mô tả cụ thể, rõ ràng và phù hợp với kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng không?

Ví dụ: Khi dạy chủ đề “Tranh in” (Đồ họa – lớp 10), GV có thể thao tác cho HS quan sát nhưng nếu mẫu vật nhỏ, sẽ khó thấy, GV không thể hướng dẫn từng nhóm nhỏ, sẽ mất thời gian. Nếu lớp học có máy chiếu, GV có thể chiếu các thao tác để các em HS ngồi xa vẫn có thể thấy.

Tiêu chí 4: Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS.

Tiêu chí này nhấn mạnh về phương án kiểm tra đánh giá trong mỗi hoạt động học của tiến trình dạy học. Các công cụ đánh giá cần phù hợp với PP, KTDH đã lựa chọn, không chỉ là các công cụ đánh giá sản phẩm học tập ở cuối hoạt động học, mà còn các tiêu chí đánh giá sự tham gia hoạt động của HS, bao gồm cả đánh giá về mức độ đạt được về phẩm chất và năng lực đã đặt ra trong mục tiêu.

120

Có thể đặt ra một số câu hỏi để xác định sự phù hợp của phương án kiểm tra đánh giá như sau:

 Phương thức đánh giá sản phẩm học tập có được mô tả không?

 Phương án kiểm tra đánh giá hoạt động học tập và sản phẩm học tập có được mô tả rõ, bao gồm các tiêu chí cần đạt không?

 Phương án kiểm tra đánh giá sản phẩm học tập trung gian có được mô tả rõ không?

 Phương án kiểm tra đánh giá có phù hợp với sản phẩm học tập thông qua các hoạt động học có vận dụng PP, KTDH đã lựa chọn không?

Ngoài việc đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH thể hiện trong KHDH, GV cũng cần lưu ý đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH thể hiện trong quá trình tổ chức dạy

học trên lớp. GV có thể vận dụng 8 tiêu chí còn lại trong bảng tiêu chí được giới thiệu trong

công văn 5555/BGDĐT-GDTrH, trong đó nhấn mạnh sự tích cực, chủ động sáng tạo và hiệu quả của HS, việc sử dụng phù hợp các PP, KTDH chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hỗ trợ, đánh giá HS phù hợp. Có thể sử dụng một số câu hỏi cần đặt ra khi đánh giá về tính hiệu quả của việc sử dụng PP, KTDH trong hoạt động học như sau:

Hoạt động học của HS Hoạt động của GV

 Có phải tất cả HS đều tiếp nhận đầy đủ và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập?

 HS có tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập?

 HS có tích cực trình bày, trao đổi, thảo luận

 Kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS có chính xác và phù hợp?

 Phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập có hấp dẫn không?

 GV có theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của HS?

 GV có phương án hỗ trợ và khuyến khích HS trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ không?

 GV có tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của HS hiệu quả không?

Như vậy, có thể đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH cho một chủ đề/ bài học cụ thể thông qua 12 tiêu chí của công văn 5555/BGDĐT-GDTrH. Việc đảm bảo đánh giá đầy đủ theo các tiêu chí sẽ giúp GV nhận thức phù hợp trong việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH, từ đó có những sự lựa chọn chính xác, sử dụng hiệu quả hơn các PP, KTDH nhằm phát triển PC, NL HS.

121

Câu 1. Hãy cho biết trong các cơ sở lựa chọn PP, KTDH môn Mĩ thuật ở THPT thì cơ

sở nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Câu 2. Xác định các tiêu chí đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH của một chủ

đề trong môn Mĩ thuật ở THPT.

Câu 3. Thiết kế chuỗi hoạt động học của một chủ đề trong môn Mĩ thuật ở THPT có

122

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HOẠ KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TÊN CHỦ ĐỀ/10BÀI HỌC: Thành phố tương lai Thời lượng: 7 tiết

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Phẩm chất, năng lực YCCĐ (STT của YCCĐ) NĂNG LỰC ĐẶC THÙ/ HOẶC CÁC NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ

- Quan sát, mô tả đặc điểm các thể loại kiến trúc thông qua phân tích đường nét, hình khối… công trình kiến trúc.

- Xác định được công năng các công trình kiến trúc.

(1)

- Nêu được các bước thực hành sáng tạo (2)

Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ

- Vận dụng trí tưởng tượng, tư duy độc lập trong sáng tạo tác phẩm.

(3)

- Đề xuất, đánh giá và lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề để có thể sử dụng vật liệu sẵn có (vật liệu tái chế) trong tạo hình, sáng tạo.

(4)

Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ

- Nhận xét và chia sẻ cảm nhận của mình về yếu tố tạo hình và nguyên lí tạo hình trong thẩm mĩ kiến trúc của tác phẩm nhóm mình và nhóm bạn.

(5)

- Chỉ ra được mối quan hệ tương tác giữa Mĩ thuật và kiến trúc.

(6)

NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Lập kế hoạch thực hiện sản phẩm và phân công thực hiện các hoạt động học.

- Tự tìm tòi và tìm các hoàn thiện sản phẩm.

(7)

123

Năng lực tự chủ và tự học

- Hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm. - Diễn tả và giao lưu thẩm mĩ.

(8)

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Trung thực Đưa ra những đánh giá, nhận xét chân thực với cảm nhận của mình.

(9)

Trách nhiệm Tham gia chủ động và tích cực các hoạt động học tập các nhân và nhóm và thực hiện đầy đủ các bài tập.

(10)

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Học sinh:

Tìm hiểu một số kiểu kiến trúc trong đời sống thực tế.

Giấy vẽ, bút, màu nước, màu sáp, màu chì… và các loại phương tiện, nguyên vật liệu khác…

Giáo viên:

Hình ảnh tư liệu về kiến trúc một số thành phố, sự thay đổi kiến trúc các thành phố.

Máy chiếu, mô hình (nếu có) … Nội dung minh họa:

124

Tranh ảnh minh họa sản phẩm của HS năm trước:

125

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học (thời gian)

Mục tiêu

(Số thứ tự YCCĐ)

Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá Hoạt động Khởi động (5 phút) - (1) (10) - PP quan sát, đặt câu hỏi Hoạt động 1. Khám phá kiến thức (35 phút) - (1) (2) (4) - (8) (9)

- Tìm hiểu cấu tạo thành phố, những điều thiết yếu để con người có thể sinh sống. - Công năng của kiến

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Mỹ thuật THPT - HoaTieu.vn (Trang 118 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)