Định hướng về phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển năng lực đặc thù

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Mỹ thuật THPT - HoaTieu.vn (Trang 72 - 75)

5. Tài liệu đọc

2.1.3.2. Định hướng về phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển năng lực đặc thù

tri thức, tiếp tục phát triển các PC, NL cần thiết của HS Trung học.

Khai thác, sử dụng hợp lí thiết bị dạy học, mạng Internet; tận dụng các chất liệu, vật liệu sẵn có ở địa phương.

2.1.3.2. Định hướng về phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển năng lực đặc thù môn Mĩ thuật thuật

Xuất phát từ định hướng chung trong dạy học Mĩ thuật, GV cần nhấn mạnh đến sự đa dạng về PP, hình thức và không gian tổ chức các hoạt động học tập như trong lớp, trong khuôn viên nhà trường hoặc tại các nơi như làng nghề, bảo tàng,… khai thác nguồn vật liệu sẵn có, tư liệu Mĩ thuật từ các kênh thông tin khác nhau (sách, báo, tạp chí, nguồn internet,…) để vận dụng dạy học và tạo cơ hội cho HS thể hiện ý tưởng, vận dụng đa dạng các chất liệu, vật liệu, họa phẩm, công cụ,… khác nhau trong chủ đề).

HS ở bậc trung học phổ thông bước đầu hoàn thiện về thể chất, ý thức trưởng thành về cơ thể, sự hài hòa cân bằng về thể chất, tư duy có sự phất triển mạnh và sâu, HS có khả năng đoán và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, sáng tạo. Vì vậy, trong quá trính dạy học GV cần tạo cơ hội cho HS thể hiện và khẳng định bản thân cũng như rèn luyện HS tư duy độc lập khi phân tích đánh giá các vấn đề.

Để hình thành và phát triển hoạt động quan sát và nhận thức thẩm mĩ ở HS thì GV cần xây dựng hoạt động quan sát theo hướng phân tích, tổng hợp thông tin từ một số đặc điểm của lí thuyết Mĩ thuật và nhận thức ý nghĩa của các hoạt động, ngành nghề, sự kiện văn hóa – xã hội liên quan đến nghệ thuật thị giác như sáng tạo, nghiên cứu hay trưng bày tác phẩm nghệ thuật. Bởi vì hoạt động quan sát đơn thuần là tìm kiếm và học hỏi thông tin về yếu tố thẩm mĩ, kiến thức thông qua sự vật, đối tượng thẩm mĩ sẽ không thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của HS. Do đó, GV cần áp dụng các PP dạy học khác nhau nhằm tạo sự kích thích tư duy độc lập, khả năng phản biện và sáng tạo cho HS như dạy học trực quan, dạy học giải quyết vấn đề và dạy học dự án… kết hợp với các kĩ thuật dạy học sơ đồ tư duy, Kĩ thuật mảnh ghép…

Dạy học thực hành theo mẫu, thực hành luyện tập, thực hành tạo hình theo quy trình sẽ cần đi sâu, kết hợp các PPDH hợp tác, dạy học dự án, dạy học giải quyết vấn đề để kích thích HS tư duy sáng tạo, thể hiện và trưng bày sản phẩm, phát triển các năng lực ứng dụng và sáng tạo thẩm mĩ. Các chủ đề Mĩ thuật mang tính đi sâu vào các nội dung Mĩ thuật mang tính ứng dụng, liên quan đến các ngành nghề, sản phẩm tạo ra có thể mang tính chất dự án lớn theo các chủ đề nên cần áp dụng các hình thức làm việc cá nhân và làm việc nhóm trong việc tổ chức hoạt động dạy học.

71

Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ biểu hiện qua khả năng đánh giá, nhận xét dựa trên các yếu tố tạo hình và nguyên lí tạo hình đối với các đối tượng thẩm mĩ bên cạnh việc đưa ra cảm nhận và chia sẻ ý kiến cá nhân. Để đạt được năng lực này, GV cần sử dụng các kĩ thuật như đặt câu hỏi, mảnh ghép, 5W1H… hoặc kĩ thuật sắm vai, đặt HS vào một vai trò có thật trong cuộc sống (nên liên quan đến công việc liên quan đến nghệ thuật thị giác), gợi ý các vấn đề có tính đối nghịch để hướng HS tranh luận, hình thành tư duy phản biện. Các PPDH có thể sử dụng sẽ gồm dạy học dựa trên dự án, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác…

Một số điểm cần lưu ý khi áp dụng các PP, KTDH:

Các PP, KTDH cần kết hợp hoạt động thực hành sáng tạo với thảo luận nghệ thuật, phát triển năng lực quan sát và nhân thức, khả năng sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, phân tích và đánh giá thẩm mĩ của HS trong quá trình thực hiện.

Quan sát và hỗ trợ HS tự học: với mục tiêu dạy học phát triểng năng lực tự chủ và tự học, các PP, KTDH được vận dụng linh hoạt, tạo điều kiện cho các em tự trải nghiệm, tự học và tự tri nhận kiến thức. Chính vì vậy GV cần theo dõi thông qua việc quan sát các biểu hiện trong qua trình học, sản phẩm tạo hình của HS để kịp thời can thiệp và hỗ trợ.

Tổ chức hoạt động trải nghiệm phù hợp tâm sinh lí lứa từng lứa tuổi HS, gợi ý HS đề xuất ý tưởng, chọn chủ đề hoạt động và xây dựng kế hoạch thực hiện trong các hoạt động sử dụng PPDH tạo hình theo quy trình và dạy học dự án.

Áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của HS, trong đó GV đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho HS, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển.

Các hoạt động học tập thường bao gồm hoạt động khởi động, quan sát và nhận biết, tìm hiểu chủ đề, thực hành sáng tạo và ứng dụng (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề liên quan đến các ngành nghề nghệ thuật thị giác), chia sẻ cảm nhận và đánh giá sản phẩm. Các hoạt động này có thể được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hoá của kĩ thuật số.

Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hành bài tập, trò chơi, đóng vai, tham quan dã ngoại.

Tuỳ theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, HS được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi HS được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

Bảng 2.2. Định hướng về phương pháp, kĩ thuật và hình thức dạy học phù hợp để triển khai dạy Mĩ thuật theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Trung học phổ thông

72 Thành phần năng lực Mĩ thuật Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học PP, KTDH nên được sửdụng Quan sát và nhận thức thẩm mĩ - Để hình thành và phát triển hoạt động quan sát và nhận thức thẩm mĩ ở HS, GV khuyến khích và tạo cơ hội để học sinh được quan sát, nhận thức về đối tượng thẩm mĩ từ tổng thể đến chi tiết; thu thâp thông tin để đối chiếu, so sánh và phân tích đặc điểm, vẻ đẹp của đối tượng, phát hiện các giá trị thẩm mĩ của đối tượng. - Tạo điều kiện để HS trao đổi, thảo luận với bạn bè và GV để khám phá những góc nhìn và cảm nhận khác nhau về sự vật, sự việc tác phẩm Mĩ thuật. Từ đó, giúp HS không chỉ quan sát những sự vật, tác phẩm dưới những hướng khác nhau mà còn hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác.

- PPDH: dạy học trực quan (sử dụng tranh, hình ảnh video, …), đàm thoại gợi mở, …

- KTDH: kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật khăn phủ bàn … - Hoạt động cá nhân, làm việc nhóm… - Hình thức tổ chức dạy học: + Tham quan thực tế: một số bảo tàng, nhà văn hóa địa phương, làng nghề truyền thống, một số công ty có các ngành nghề liên quan đến Mĩ thuật… + Câu lạc bộ nghệ thuật (Mĩ thuật) Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ Để phát triển NL Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ cho HS thì PP, kĩ thuật và hình thức dạy học cần được lựa chọn, sử dụng theo định hướng:

- GV vận dụng linh hoạt các PPDH như tạo hình theo quy trình và dạy học thực hành như thực hành theo mẫu, thực hành luyện tập, thực hành theo quy trình. - Tạo điều kiện để HS thực hành các kĩ thuật liên quan đến các thể loại Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng.

- Tạo điều kiện để HS trải nghiệm và phân tích; rèn luyện kĩ năng thực hành thông qua các hoạt động thực hành sáng tạo nghệ thuật.

- Tạo điều kiện cho HS trao đổi, thảo luận cách thực hiện.

- PPDH: Dạy học trực quan, đàm thoại gợi mở, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học tạo hình (theo quy trình), dạy học thực hành, dạy học dự án…

- KTDH: kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật khăn phủ bàn … - Hoạt động cá nhân, làm việc nhóm…

+ Các cuộc thi, dự án thiết kế Mĩ thuật

73

Phân tích và đánh giá thẩm mĩ

Để phát triển NL phân tích và đánh giá thẩm mĩ cho HS thì PP, kĩ thuật và hình thức dạy học cần được lựa chọn, sử dụng theo định hướng:

- GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động học tập tìm hiểu, tiếp cận và khám phá nghệ thuật.

- Tạo điều kiện cho HS quan sát, phân tích sản phẩm, tác phẩm Mĩ thuật.

- Chia sẻ cảm nhận tích cực và tôn trọng những ý kiến khác biệt. Đối với việc phân tích đánh giá, cần định hướng và tạo điều kiện cho HS biết cách chia sẻ cảm nhận, đặt câu hỏi thảo luận để hiểu và phân tích được các nội dung ý tưởng tạo hình, yếu tố và nguyên lí tạo hình… trong tác phẩm.

- PPDH: Dạy học trực quan, đàm thoại gợi mở, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học tạo hình (theo quy trình) …

- KTDH: kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật sắm vai …

- Hoạt động cá nhân, làm việc nhóm…

+ Tham quan thực tế: một số bảo tàng, nhà văn hóa địa phương, làng nghề truyền thống, một số công ty có các ngành nghề liên quan đến Mĩ thuật… + Câu lạc bộ nghệ thuật (Mĩ thuật)

+ Các cuộc thi, dự án thiết kế Mĩ thuật

+ Các HĐGD STEAM

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Mỹ thuật THPT - HoaTieu.vn (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)