Thiết kế tiến trình dạy học/hoạt động

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Mỹ thuật THPT - HoaTieu.vn (Trang 116 - 118)

5. Tài liệu đọc

3.3.4. Thiết kế tiến trình dạy học/hoạt động

■ Các loại hình hoạt động chính trong chủ đề dạy học: Thông thường, việc dạy học một chủ đề bao gồm các hoạt động chính như là

(1) Hoạt động mở đầu, thu hút sự chú ý của HS vào chủ đề/ bài học

Hoạt động này tuy không chiếm nhiều thời gian nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc gây hứng thú học tập cho HS, từ đó HS có động lực và nhu cầu khám phá các kiến thức mới trong chủ đề. Có thể bắt đầu bằng các tình huống/câu hỏi/nhiệm vụ gần gũi với kinh nghiệm sống của HS và chỉ có thể được giải quyết một phần hoặc phỏng đoán được kết quả nhưng chưa lí giải được đầy đủ bằng kiến thức/kĩ năng cũ; đặt ra được vấn đề/câu hỏi chính của bài học.

(2) Hoạt động khám phá kiến thức

Hoạt động này có thể phân chia làm nhiều hoạt động tuỳ theo độ dài và mức độ phức tạp của kiến thức. Thông qua chuỗi hoạt động khám phá kiến thức mới, HS tìm hiểu kiến thức mới thông qua các tư liệu học tập bằng kênh chữ/kênh hình/kênh tiếng, các hoạt động thí nghiệm... gắn với vấn đề cần giải quyết. Phân khám phá kiến thức mới cần tiếp nối với vấn đề/câu hỏi chính của bài học để HS tiếp thu va giải quyết được vấn đề/câu hỏi chính của bài học.

(3) Hoạt động luyện tập, vận dụng

Trong hoạt động này, GV sử dụng hệ thống câu hỏi/bài tập với mục đích cụ thể, nhằm rèn luyện các kiến thức/kĩ năng cụ thể trong chủ đề. cần có những câu hỏi, bài tập gắn liền với thực tiễn để HS phát triển NL vận dụng kiến thức kĩ năng đã học.

(4) Hoạt động mở rộng

GV có thể hướng dẫn để HS tự xác định vấn đề, nội dung, hình thức thể hiện của sản phẩm vận dụng/mở rộng để giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tiễn, trong đó vận dụng

115

các kiến thức, kĩ năng đã học. Hoạt động này có thể đặt ở cuối chuỗi hoạt động, tuy nhiên có thể đặt ra ngay từ ban đầu, như là một vấn đề cần giải quyết thông qua chủ đề học tập. Từ đó HS tìm hiểu kiến thức, kĩ năng liên quan và vận dụng để giải quyết vẩn đề đặt ra. Cách làm này được áp dụng khi tổ chức chủ đề theo dự án hoặc chủ đề STEAM.

■ Chi tiết hoá mỗi hoạt động

Trong mỗi hoạt động dạy học, GV chi tiết hóa thành các hoạt động dạy cụ thể, trong đó mô tả rõ các hướng dẫn của GV và các hoạt động của HS. Bên cạnh đó, cũng cần chỉ rõ nguồn học liệu mà GV, HS sử dụng để thực hiện hoạt động dạy học. Điều quan trọng là cần đảm bảo mỗi hoạt động đều hướng đến các mục tiêu dạy học đã đặt ra ban đầu. Thông qua chuỗi hoạt động dạy học, HS đạt được các mục tiêu mà GV đã đặt ra trong chủ đề dạy học. Mỗi hoạt động dạy học thường có các bước:

Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của HS, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà HS phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của HS; đảm bảo cho tất cả HS tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có HS bị "bỏ quên".

Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và PP, KTDH tích cực được sử dụng; khuyến khích cho HS trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của HS; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận cùa HS; chính xác hóa các kiến thức mà HS đã học được thông qua hoạt động.

Định hướng kiểm tra đánh giá trong hoạt động dạy học: Trong dạy học phát triển NL, mục tiêu đánh giá kết quả GD là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng YCCĐ của CT và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển CT, bảo đảm sự tiến bộ của từng HS và nâng cao chất lượng GD. Trong đó đối tượng đánh giá là sản phẩm và quả trình học tập, rèn luyện của HS.

Trong dạy học môn Mĩ thuật nói chung và với một chủ đề dạy học nói riêng, việc kiểm tra đánh giá không chỉ tập trung ở một hoạt động dạy học, thường ở cuôi chủ đê, mà được thực hiện ở mỗi hoạt động dạy học trong chuỗi hoạt động học. Có thể sử dụng đa dạng hình thức và công cụ đánh giá, tuỳ theo cách thức tổ chức hoạt động dạy học của GV. Cần kết hợp đánh giá cúa GV với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của HS. Kết hợp đánh giá sản phẩm học tập (bài kiểm tra tự luận, bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan, trả lời miệng, thuyết trình, bài vẽ thực hành…) với đánh giá qua quan sát (thái độ và hành vi trong thảo luận, làm việc nhóm, làm thí nghiệm, tham quan thực địa, …).

116

Cách trình bày tiến trình hoạt động có thể linh hoạt theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo thể hiện rõ các yêu cầu trên. Ví dụ, có thể trình bày các hoạt động học như dưới đây:

Hoạt động 1: [Tên hoạt động] (Thời gian dự kiến) 1. Mục tiêu:

Liệt kê các mục tiêu của hoạt động học. Trong đó, các mục tiêu của hoạt động học này phải thuộc các mục tiêu đã đặt ra cho dạy học chủ đề.

2. Tổ chức hoạt động

Liệt kê rõ các hướng dẫn, câu lệnh GV đặt ra cho HS. Nêu rõ nguồn học liệu, phương tiện dạy học sẽ sử dụng. Thường bao gồm các bước:

GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS và GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

Trong đó: GV cần dự kiến sản phẩm học tập của HS và cách đánh giá. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (thông qua các sản phẩm học tập) chính là đánh giá mức độ HS đáp ứng mục tiêu của hoạt động học.

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Mỹ thuật THPT - HoaTieu.vn (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)