Xác định mục tiêu dạy học

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Mỹ thuật THPT - HoaTieu.vn (Trang 108)

5. Tài liệu đọc

3.3.1. Xác định mục tiêu dạy học

Khi dạy học thì GV cần phải xác định được mục tiêu dạy học. Mục tiêu dạy học được xác định như sau:

Căn cứ vào văn bản CTGDPT môn Mĩ thuật, cụ thể là phần mô tả chi tiết các YCCĐ của cấp lớp mà GV đang dạy, GV sẽ xác định các YCCĐ tương ứng với bài học sẽ dạy.

GV xác định thể loại phù hợp để có thể khai thác, dạy các YCCĐ ở trên.

Dựa trên các YCCĐ đã xác định và thể loại đã chọn, GV sẽ xác định các NL chung và PC chủ yếu có liên quan, có thể khai thác trên thể loại đã chọn.

Những đánh giá của GV về PC, NL của HS cũng như các kiến thức nền liên quan đến bài học mà các em đã có sẵn cũng rất quan trọng vì dựa trên các đánh giá này mà GV có thể điều chỉnh tăng mức độ các YCCĐ của bài học. Lưu ý là các YCCĐ của CT quy định là mức tối thiểu theo mặt bằng chung nhưng đối với từng lớp cụ thể GV có thể xác định ở mức cao hơn (thường là vậy) hoặc cũng có thể thấp hơn (nếu HS trong lớp của GV đang dạy chưa đat trình độ như quy định trong CT). Với những trường hợp thấp hơn thì GV cần có chiến lược dạy học để đến cuối năm các HS có thể đạt mức theo quy định.

Thời lượng cho bài học cũng có thể là một căn cứ để GV tính toán chọn những YCCĐ nào cho bài học, nhất là với những YCCĐ có thể được dạy lặp đi lặp lại ở nhiều bài thì GV cần tính toán thời lượng để sắp xếp phần nào sẽ dạy chính còn phần nào sẽ là hỗ trợ luyện tập, bổ sung, …

Sau các bước trên, GV sẽ xác định được mục tiêu dạy học cho bài học cụ thể. Những hoạt động cần thiết phải thực hiện trong bước này như sau:

1. Phân tích YCCĐ

2. Xác định thời lượng dạy học dự kiến 3. Phân tích các yếu tố liên quan

4. Xác định mục tiêu dạy học và thời lượng

MỤC TIÊU DẠY HỌC BỐI CẢNH Năng lực Mĩ thuật Phẩm chất, năng lực chung HS, GV, bối cảnh địa phương Văn bản CT môn Mĩ thuật Văn bản CTTT Khác

CHỦ ĐỀ Yêu cầu cần đạt Thời lượng dự kiến

107

 Bước 1: Phân tích yêu cầu cần đạt

Nội dung YCCĐ đã được quy định trong văn bản chương trình môn Mĩ thuật đối với chủ đề. Việc xác định YCCĐ rất quan trọng, đây chính là căn cứ đánh giá kết quả HS đạt được về năng lực Mĩ thuật. Đồng thời, các phẩm chất chủ yếu và NL chung cũng được hình thành và phát triển khi tham gia học tập chủ đề bài học.

Các YCCĐ cho mỗi nội dung cụ thể được trình bày từ trang 12 đến trang 66 của văn bản chương trình môn Mĩ thuật. Mỗi YCCĐ có cấu trúc gồm 2 phần, (1) động từ mô tả hoạt động và (2) nội dung của các hoạt động đó, Dựa vào YCCĐ, có thể xác định được nội hàm về các nội dung cơ bản có liên quan đến chủ đề, đồng thời các hoạt động mà HS “làm được” với những nội dung đó.

Mỗi YCCĐ đều ưu tiên hướng đến việc phát triển một thành phần NL trong môn Mĩ thuật.

Ví dụ: Trong chủ đề Đồ họa tranh in khắc gỗ dành cho HS khối lớp 10 (THPT) bao

gồm các YCCĐ như bên dưới. Vì vậy, nội dung cơ bản liên quan đến HS cần “làm” được phân tích như sau:

TT Hoạt động Nội dung Góp phần phát triển năng lực

thành phần

1 Thực hiện được

+ Thực hiện được phác thảo và hoàn thiện tranh in bản dập (lựa chọn 1 trong các thể loại: Tranh phong cảnh, Tranh tĩnh vật, Tranh chân dung, Tranh sinh hoạt) + Bước đầu biểu đạt được cảm xúc thông qua kĩ thuật in bản dập.

MT2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên và xã hội dưới góc độ Mĩ thuật

(MT.2.4- Thực hiện kế hoạch)

2 Giải thích được

+ Nghệ thuật đồ họa tranh in và đặc điểm tranh in bản dập.

+ Cách lựa chọn thể loại tranh để thực hành sáng tạo

MT.1. Nhận thức Mĩ thuật

(MT1.6. Giải thích và lập luận được mối quan hệ giữa các đối tượng, khái niệm, quá trình Mĩ thuật…)

3 Nêu được

+ Nội dung giới thiệu tác giả và vẻ đẹp của tác phẩm tranh in bản dập.

+ Giá trị thẩm mĩ và công năng của sản phẩm tranh in đồ họa.

MT.1. Nhận thức Mĩ thuật (MT.1.2. Trình bày được sự kiện, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa, giá trị…)

4 Vận dụng được

+ Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực hành sáng tạo.

MT.3. Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học

108

 Bước 2: Xác định thời lượng dạy học dự kiến

Về thời lượng, CT chỉ quy định thời lượng tối thiểu cho một chủ đề, không quy định chi tiết đên từng nội dung. Do đó, GV cần có sự dự kiến thời lượng hợp lí để thực hiện dạy học chủ đề. Việc quy định thời lượng cụ thể phụ thuộc nhiều vào sự thống nhất của tổ, nhóm chuyên môn trong việc xây dựng và phát triển CT nhà trường.

Ví dụ: Đối với thời lượng dành cho chủ đề Đồ họa tranh in khắc gỗ dành cho HS khối lớp 10 (THPT) chiếm 10% so với tổng thời lượng 75 tiết học, 10 chuyên đề trong chương trình môn Mĩ thuật. Như vậy, GV có thể dành từ 7-8 tiết học cho chủ đề này.

 Bước 3: Phân tích các yếu tố liên quan

Sau khi phân tích YCCĐ, cần xem xét các yếu tố liên quan như cơ hội phát triển PC chủ yếu và NL chung, các NL thành phần khác trong NL Mĩ thuật trong chủ đề, trình độ của GV, HS, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.

Cụ thể với chủ đề Đồ họa tranh in khắc gỗ dành cho HS khối lớp 10 (THPT), có thể

mở rộng xem xét các yếu tố liên quan khác như:

Về PC chủ yếu:

Yêu nước: Thể hiện tình thân yêu, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.

Chăm chỉ: Có ý thức hoàn thành nhiệm vụ do giáo viên đưa ra. Chủ động mở rộng kiến thức tự nhiên, xã hội, môi trường

Trung thực: Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình trong trao đổi, nhận xét sản phẩm.

Về NL: Chủ đề, góp phần hình thành, phát triển ở học sinh biểu hiện các NL sau:

NL đặc thù môn học

Quan sát và nhận thức thẩm mĩ:

+ Miêu tả khái quát về nghệ thuật tranh in và các loại hình cũng như chất liệu của dòng tranh in, kĩ thuật tranh in bản dập.

+ Trình bày được vai trò, giá trị, ý nghĩa của việc tìm hiểu, học tập nghệ thuật tranh in khắc dân gian truyền thống.

Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ:

+ Thực hiện được phác thảo và hoàn thiện tranh in theo từng đề tài cụ thể.

+ Bước đầu biểu đạt được cảm xúc thông qua kĩ thuật đặc trưng của từng chất liệu in. + Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực hành, sáng tạo.

Phân tích và đánh giá thẩm mĩ:

+ Trưng bày, trình bày ý tưởng, quá trình thực hiện ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm. + Nhận xét, phân tích, đánh giá sản phẩm, tác phẩm Mĩ thuật đã hoàn thiện của cá nhân,

109

của bạn (nhóm bạn); Biết đặt câu hỏi, trả lời và trao đổi, phân tích được vẻ đẹp của sản phẩm.

NL chung

NL tự chủ và tự học: Chủ động chuẩn bị và bảo quản đồ dùng, vật liệu, chất liệu trong thực hành, sáng tạo.

NL giao tiếp và hợp tác: Phát triển NL nhận xét đánh giá, giao tiếp hợp tác tốt với bạn bè, thầy cô, kĩ năng thuyết trình, độc lập sáng tạo.

NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu, công cụ, hoạ phẩm phù hợp, an toàn, hiệu quả trong thực hành sáng tạo.

NL đặc thù của học sinh

NL ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét…

Về kiến thức

Kiến thức về nghệ thuật tranh in, giới thiệu tác giả, các loại hình cũng như chất liệu của dòng tranh in, kĩ thuật đặc trưng của tranh in bản dập.

Kết hợp kiến thức một số nguyên lí cân và các yếu tố tạo hình trong quá trình thực hành sáng tạo sản phẩm.

Trên cơ sở đó, nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo cụ thể sẽ chọn lựa sao cho phù hợp trình độ của GV, HS, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.

 Bước 4: Xác định mục tiêu bài học và thời lưọng dạy học

Tiếp đến xây dựng mục tiêu cho chủ đề/ bài học dựa trên sự phân tích YCCĐ và các yếu tố liên quan. Theo đó, cần bổ sung thêm các mục tiêu về PC, NL chung phù hợp. Đồng thời có thể nâng mức độ đối với các YCCĐ về NL Mĩ thuật trong chủ đề (bài học này).

Cấu trúc mục tiêu cũng gồm 2 phần, (1) động từ mô tả hoạt động và (2) nội dung của hoạt động đó. Mục tiêu dạy học cần đảm bảo tiêu chí SMART.

S SPECIFIC

Mục tiêu đặt ra phải cụ thể rõ ràng. Chỉ sử dụng 1 động từ đôi với 1 mục tiêu dạy học. Nội dung của hoạt động cần cụ thể, rõ ràng, không nên bao hàm nhiều nội dung nhỏ bên trong.

M MEASURABLE

Mục tiêu đó phải đo lường được. Tránh sử dụng những động từ chung chung như biết được, hiểu được, nắm được...

Có thể sử dụng các động từ gợi ý trong thang nhận thức của Bloom, thang kĩ năng của Simpson, thang thái độ của Krathwohl, Bloom, Masia. Trong môn Mĩ thuật, có thể tham khảo bảng động từ thể hiện mức độ đáp ứng của YCCĐ trong văn bản CT môn Mĩ thuật (tr. 73-74).

110

A ATTAINABLE (ACHIEVABLE)

Mục tiêu đặt ra cần vừa sức với HS, để HS có thể đạt được khi học tập chủ đề. Có thể nâng cao mức độ mục tiêu về NL Mĩ thuật nhưng cần lưu ý yêu cầu này.

R RELEVANT

Mục tiêu đặt ra trong chủ đề/ bài học cần tập trung hướng tới mục tiêu chung là phát triển các NL thành phần của NL Mĩ thuật, PC, NL chung và NL đặc thù đã được đề cập trong CT giáo dục phổ thông 2018.

T TIME-BOUND Mục tiêu đặt ra cần phù hợp với thời lượng dự kiến tổ chức dạy học.

Ví dụ dưới đây là mục tiêu của chủ đề Đồ họa tranh in khắc gỗ dành cho HS khối lớp 10 (THPT) của 2 GV đã xác định khi dạy học cùng nội dung

GV 1 GV 2

Thời lượng dự kiến: 7 tiết Thời lượng dự kiến: 8 tiết MỤC TIÊU BÀI HỌC

Phẩm chất - Chăm chỉ: Có ý thức hoàn thành nhiệm vụ do GV đưa ra.

- Trung thực: Chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình trong trao đổi, nhận xét sản phẩm

- Yêu nước: Thể hiện tình thân yêu, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm. - Chăm chỉ: Có ý thức hoàn thành nhiệm vụ do giáo viên đưa ra. Chủ động mở rộng kiến thức tự nhiên, xã hội, nghệ thuật.

- Trung thực: Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình trong trao đổi, nhận xét sản phẩm. Năng lực chung

- NL tự chủ và tự học: Chủ động trong học tập.

- NL giao tiếp và hợp tác: Phát triển NL phân tích, nhận xét đánh giá, giao tiếp hợp tác tốt với bạn bè, thầy cô.

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu, công cụ, hoạ phẩm phù hợp, an toàn, hiệu quả trong thực hành sáng tạo.

- NL tự chủ và tự học: Chủ động chuẩn bị và bảo quản đồ dùng, vật liệu, chất liệu trong thực hành, sáng tạo.

- NL giao tiếp và hợp tác: Phát triển NL phân tích, nhận xét đánh giá, giao tiếp hợp tác tốt với bạn bè, thầy cô, kĩ năng thuyết trình, độc lập sáng tạo và làm việc nhóm.

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng vật liệu, công cụ, hoạ phẩm thành thạo, an toàn và hiệu quả trong thực hành, sáng tạo.

Năng lực Mĩ thuật - Quan sát và nhận thức thẩm mĩ:

+ Trình bày được khái quát về nghệ thuật tranh in và các loại hình cũng như chất liệu của dòng tranh in, kĩ thuật tranh in bản dập.

- Quan sát và nhận thức thẩm mĩ:

+ Mở rộng hiểu biết, vốn kiến thức về nghệ thuật đồ họa tranh in.

+ Nắm vững loại hình và chất liệu

111

- Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ:

+ Thực hiện được phác thảo và hoàn thiện tranh in theo từng đề tài cụ thể.

+ Bước đầu biểu đạt được cảm xúc thông qua kĩ thuật đặc trưng của từng chất liệu in.

- Phân tích và đánh giá thẩm mĩ:

+ Trình bày ý tưởng, quá trình thực hiện ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm.

+ Nhận xét, phân tích, đánh giá sản phẩm, tác phẩm Mĩ thuật đã hoàn thiện của cá nhân, của bạn (nhóm bạn); Biết đặt câu hỏi, trả lời và trao đổi, phân tích được vẻ đẹp của sản phẩm.

của việc tìm hiểu, học tập nghệ thuật tranh in khắc dân gian truyền thống.

- Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ:

+ Thực hiện được phác thảo và hoàn thiện tranh in theo từng đề tài cụ thể.

+ Thực hiện được một số kĩ thuật đặc trưng của chất liệu in bản dập, kết hợp kiến thức về nguyên lí cân bằng, tương phản và các yếu tố tạo hình để phát triển NL thẩm mĩ, NL vận dụng sáng tạo vào quá trình thực hành trải nghiệm.

- Phân tích và đánh giá thẩm mĩ:

+ Trình bày ý tưởng, quá trình thực hiện ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm.

+ Nhận xét, đánh giá sản phẩm cá nhân, của bạn; Tự đặt câu hỏi, trả lời và trao đổi, phân tích được vẻ đẹp của sản phẩm Mĩ thuật. + Hiểu và phân tích được giá trị thẩm mĩ và công năng của sản phẩm Mĩ thuật.

So sánh hai mục tiêu mà GV đã xác định ở trên, có thể nhận thấy mục tiêu mà GV2 đặt ra cao hơn so với GV1, định hướng phát triển NL chung của 2 GV cũng khác nhau, dẫn đến thời lượng học của chủ đề khác nhau (thời lượng dạy của GV 1 là 7 tiết, của GV 2 là 8 tiết). Tuy nhiên, về NL Mĩ thuật, cả hai GV đều đảm bảo HS sau khi học xong nội dung này đều đạt ứng được YCCĐ đối với nội dung này trong chương trình.

3.3.2. Lựa chọn và xây dựng nội dung dạy học

Sau khi đã xác định được mục tiêu dạy học thì GV cần lựa chọn nội dung dạy học để đáp ứng mục tiêu đã xác định. Tài liệu CTGDPT môn Mĩ thuật cũng đã có quy định những nội dung dạy học tương ứng với các YCCĐ. Từ việc phân tích YCCĐ bên trên, có thể dự kiến được các nội dung kiến thức cơ bản của chủ đề. Tuy nhiên, cần lưu ý đến tính mở và tính giới hạn của nội dung được đề cập trong YCCĐ trong văn bản CT.

1.Biết cách sử dụng một số chất liệu trong thực hành, sáng tạo5. 2.Biết ứng dụng sản phẩm vào thực tế cuộc sống6.

3.Nhận biết được nguyên lí tạo hình: cân bằng, tương phản7.

4.Nhận biết được đặc điểm cơ bản của thể loại: Hội họa, Đồ họa, Điêu khắc8.

5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật, Yêu cầu cần đạt về Mĩ thuật tạo hình, khối lớp 6, tr26.

6 Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật, Yêu cầu cần đạt về Mĩ thuật tạo hình, khối lớp 6, tr26.

7 Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật, Yêu cầu cần đạt về Mĩ thuật tạo hình, khối lớp 6, tr25.

112

Trong YCCĐ 1 và 2, văn bản CT chỉ đề xuất định hướng về nội dung, còn việc chọn các ví dụ về thực hành hoặc nội dung cụ thể là linh hoạt, thể hiện tính mở về mặt nội dung. Còn đối với YCCĐ 3 và 4, văn bản CT đã gợi ý cụ thể dựa trên yếu tố tạo hình và nguyên lí tạo hình, thể hiện tính đóng về mặt nội dung.

Từ các nội dung cơ bản đã được phân tích trong YCCĐ, GV xây dựng nội dung dựa

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Mỹ thuật THPT - HoaTieu.vn (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)