(nghiên cứu và phát triển) của mỗi đơn vị đƣợc phân công thực hiện công việc giao tiếp đều đặn với các khách hàng chính của họ.
Đề nghị thứ 4, dồn công việc theo chiều dọc, nghĩa là giao thêm quyền hạn ra những quyết định liên quan đến công việc cho nhân viên. Khi chúng ta nói đến ―theo chiều dọc‖, chúng ta nói đến sự phân phối quyền hạn giữa sếp và cấp dƣới. Khi ngƣời giám sát giao thêm quyền lực và trách nhiệm, sự tự quản đƣợc cảm nhận, trách nhiệm giải trình và tính đồng nhất nhiệm vụ của cấp dƣới tăng lên. Về mặt lịch sử, công nhân của dây chuyền lắp ráp xe hơi đã có không ít quyền hạn về mặt đƣa ra quyết định. Tuy nhiên, cùng với sự nhấn mạnh đƣợc tăng lên về mặt chất lƣợng, nhiều nhà máy bây giờ cho phép công nhân điều chỉnh thiết bị của họ, loại bỏ các vật liệu bị lỗi, và thậm chí đóng cửa dây chuyền nếu có vấn đề lớn cụ thể đang xảy ra.
Đề nghị cuối cùng về mặt quản lý là mở những kênh thông tin phản hồi. Công nhân cần phải biết họ đã thực hiện công việc tốt hay xấu ở mức độ nào nếu ngƣời ta kỳ vọng thêm sự cải thiện của họ. Vì vậy, họ buộc phải nhận đƣợc thông tin phản hồi kịp thời và thích hợp, điều này cho phép họ đƣa ra các điều chỉnh phù hợp trong hành vi của họ, vì vậy họ có thể nhận đƣợc những phần thƣởng mong muốn.
Phƣơng pháp truyền thống đối với việc bảo đảm chất lƣợng trong ngành công nghiệp Mỹ là ―kiểm tra kỹ nó‖. Một nhóm bảo đảm chất lƣợng riêng đƣợc phân công kiểm tra chất lƣợng của nhóm sản xuất. Khuynh hƣớng đang đƣợc sử dụng nhiều là giao trách nhiệm cho ngƣời sản xuất kiểm tra công việc của riêng họ. Nếu chất lƣợng không đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn, ngay lập tức họ sửa chửa khiếm khuyết. Theo tiến trình này, công nhân đƣợc phản hồi về sự thực hiện công việc của họ ngay lập tức.
Một phƣơng pháp khác đối với việc thiết kế công việc tập trung vào làm hài hòa ―những lợi ích gắn kết cuộc sống một cách sâu sắc‖ của các cá nhân với những đặc điểm nhiệm vụ của công việc của họ (Butler & Waldroop, 1999). Những ngƣời đề xuất ra phƣơng pháp này cho rằng đã quá lâu mọi ngƣời đƣợc khuyên là nên chọn nghề nghiệp dựa trên những gì họ am hiểu chứ không phải những gì họ thích. Lời khuyên này cho rằng những ngƣời nào xuất sắc trong công việc sẽ thỏa mãn với việc làm của mình. Tuy nhiên những ngƣời phê phán triển vọng này cho rằng nhiều nhà chuyên môn đƣợc định hƣớng thành tựu quá tốt đến nỗi họ có thể thành công trong hầu nhƣ bất kỳ công việc nào. Điều này cho rằng ngƣời ta tiếp tục làm công việc của mình vì họ để hết tâm trí của mình vào