Quy trình phẫu thuật

Một phần của tài liệu Tạp chí chấn thương chỉnh hình Việt Nam - số 3/2013 (Trang 28 - 30)

Bệnh nhân nằm nghiêng 900 về bên đối diện với bên khớp háng cần thay, được gây tê tủy sống hoặc gây mê nội khí quản. Chúng tơi chọn đường rạch da theo đường trước bên ngang mức với vị trí vùng cổ xương đùi. Chiều dài đường mổ thường khoảng 7cm. Sau khi rạch da, bệnh nhân được xoay chân vào trong, ra trước, chúng tơi cắt 1 phần cơ rộng ngồi và cơ mơng nhỡ để bộc lộ bao khớp trước. Tiếp đĩ, cắt bỏ 1 phần bao khớp trước để bộc lộ cổ và chỏm xương đùi. Đánh trật chỏm xương đùi ra khỏi vị trí ổ cối bình thường, cắt bỏ chỏm xương đùi – lưu ý: cắt sát chỏm, giữ lại tối đa chiều dài cổ xương đùi– đây cũng là điểm khác biệt so với phẫu thuật thay khớp háng cán dài thơng thường khác. Dùng dụng cụ hỗ trợ, vén cổ xương đùi sang bên, làm sạch ổ cối bằng cách cắt dây chằng trịn, sụn viền và chồi xương (osteophyte) quanh ổ cối nếu cĩ. Doa, thử, và đặt ổ cối các cỡ với gĩc doa 40-450so với mặt phẳng nằm ngang và nghiêng trước 150 như phẫu thuật thay khớp háng cán dài. Chuyển tư thế gối gấp và xoay

trong bộc lộ phần cổ xương đùi đã cắt, dùng “gouge gặm bỏ sạch phần xương chồi xung quanh cổ xương đùi, đo đường kính cổ xương đùi đồng thời xác định tâm của cổ xương đùi. Khoan dẫn đường qua tâm của cổ xương đùi song song với hướng cổ xương đùi tạo 1 gĩc khoảng 1350 so với thân xương đùi cho tới khi chạm thành xương cứng.Dùng thước chuyên dụng, đo chiều dài từ chỏm xương đùi tới thành xương đối diện phía dưới mấu chuyển lớn. Lựa chọn kích cỡ chuơi cán ngắn Spiron theo chiều dài vừa đo được sao cho chiều dài chuơi cách thành xương cứng 5mm. Doa rộng ống tủy theo đường kính cổ xương đùi. Đặt chuơi cán ngắn Spiron, xốy bằng tay vào cổ xương đùi theo hướng đã doa. Chuơi cán ngắn Spiron sẽ hoạt động như 1 con vít tự tạo ren cho đường vào và đi vào, nằm trong cổ xương đùi theo hướng của cổ, giữ nguyên cấu trúc của cổ và thân xương đùi. Đặt chỏm thử và lắp chỏm nhân tạo như với các phẫu thuật thay khớp cán dài khác. Nắn trật chỏm xương đùi về giải phẫu, cầm máu phần mềm, đĩng vết mổ, đặt dẫn lưu ngồi bao khớp. Dẫn lưu sẽ được rút 48 giờsau phẫu thuật.

Bệnh nhân được điều trị giảm đau sau phẫu thuật bằng phác đồ phối hợp: duy trì Pregabalin (Lyrica 150- 300mg/ngày x 2-3 ngày) phối hợp Paracetamol 1g/ ngày x 2 ngày và thuốc giãn cơ Eperisone hydrochloride 50mg (Myonal) liều 2 viên/ngày x 3-4 ngày tiếp theo.

Đánh giá mức độ cải thiện đau sau phẫu thuật theo thang điểm VAS

Sau phẫu thuật 12h, bệnh nhân được hướng dẫn tập vận động tại giường.Sau 24h, bệnh nhân được hướng dẫn tập ngồi, đứng tại chỗ và đi lại trên khung hỗ trợ sau 48h.

Đánh giá kết quả chức năng khớp háng dựa vào thang điểm Harris với 4 mức độ:

Rất tốt: 90-100 điểm. Tốt: 80-89 điểm. Khá: 70-79 điểm. Kém: dưới 70 điểm.

Phim chụp XQ kiểm tra sau 1, 3, 6 tháng sau phẫu thuật.

KẾt QUẢ

Trong khoảng thời gian từ 08/2011đến 05/2013 tại Viện Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Việt Đức đã phẫu thuật cho 22 bệnh nhân bao gồm 18 nam và 4 nữ; tuổi trung bình là 42,7 tuổi (26-64 tuổi); cĩ 9 bệnh nhân được thay khớp háng bên trái, 9 bệnh nhân thay khớp háng bên phải và 4 bệnh nhân được thay khớp háng cả 2 bên (1 bệnh nhân nữ, 3 bệnh nhân nam). Sinh bệnh học của khớp háng cĩ 7 bệnh nhân hoại tử vơ khuẩn

Đánh giá kết quả bước đầu của phương pháp thay khớp háng loại Spiron cho các bệnh nhân trẻ tuổi

25

chỏm xương đùi, 15 bệnh nhân thối hĩa, biến dạng khớp háng.Thời gian mổ trung bình là 1 tiếng cho 1 bên khớp, lượng máu mất trong mổ là khơng đáng kể.

Tất cả các bệnh nhân đều cĩ chức năng lâm sàng tốt trong tiến trình theo dõi, sau mổ đau vị trí vết mổ ít, điểm VAS trung bình trước mổ 6 điểm xuống cịn trung bình 1 điểm sau 48h phẫu thuật. Khơng cĩ trường hợp nào khớp bị lỏng hoặc nhiễm trùng sau mổ. Kết quả chụp X-quang cho thấy sự phát triển mạnh các bĩ dây thuộc sợi xương tại cổ xương đùi và vùng quanh mấu chuyển. Khơng cĩ trường hợp nào cĩ dấu hiệu vẹo trục.Tất cả các bệnh nhân đều hài lịng với kết quả phẫu thuật.

BàN LUẬN

Khớp háng nhân tạo cổ xương đùi khơng xi măng cán ngắn - Spiron - được phát triển dựa trên ý tưởng về sự

truyền lực ở đầu gần. Một trong các ưu điểm là bảo vệ chất xương, bảo vệ cấu trúc giải phẫu của vùng cổ xương đùi, giữ lại được gĩc cổ - thân xương đùi đảm bảo tính sinh lý, độ đàn hồi và cấu trúc bền vững của xương đùivới sự cân bằng lực của các khối cơ trong quá trình vận động. Bên cạnh đĩ, việc thay khớp háng cán ngắn cũng giúp giảm thiểu thời gian phẫu thuật, tăng khả năng phục hồi chức năng cho bệnh nhân và đem lại thuận lợi cho phẫu thuật nếu bệnh nhân phải thay lại khớp trong tương lai.

Tuy nhiên một trong những vấn đề mà nhiều phẫu thuật viên cịn e ngại khi sử dụng loại khớp này là, liệu khớp cán ngắn cĩ thể gắn kết đủ bền vững, chắc chắn với cấu trúc xương ở vùng liên mấu chuyển đảm bảo cho quá trình phục hồi chức năng của bệnh nhân sau này? Và loại khớp cán ngắn này cĩ thể chịu được tải trọng của cơ thể đặc biệt là khi vận động hay khơng?

Theo Bjorn Birkenhauerb và cộng sự (2011) [1] khi nghiên cứu thực nghiệm trên xương chĩ cho thấy, ở giai đoạn liền xương hồn tồn, khớp Spiron gắn chặt với vùng cổ xương đùi, ít di động theo chuyển động và chịu được tải trọng theo chiều thẳng đứng gấp 3 lần so với khớp cán dài thơng thường.

Ngồi ra tác giả Massei Giampiero [2] cũng đã nghiên cứu cho thấy lớp sinh học FBR (cấu trúc bonit được phủ bên ngồi cán Spiron) là lớp màng cĩ khả năng tái hấp thụ hồn tồn hợp chất Canxi-Phốt phát, cĩ độ dày từ 15-20 micromet và cấu thành từ chất Bruxit ( Ca/P=1.1). Thời gian hấp thụ trong khoảng 6-12 tuần, giúp quá trình tích hợp xương trên bề mặt khớp được diễn ra nhanh chĩng, đồng đềuhơn so với cấu trúc HA được phủ trên các bề mặt khớp cán dài trước đây.

Các nghiên cứu của các tác giả nước ngồi khác [3,4,5,6,7] cũng cho thấy kết quả ngắn hạn của những bệnh nhân sau mổ với khớp háng loại cán ngắn Spiron là rất khả quan. Với những bệnh nhân trẻ, những bệnh nhân cĩ chỉ định thay khớp háng mà chất lượng xương cịn tốt, khớp háng cán ngắn loại Spiron được kỳ vọng là sẽ đem lại nhiều thay đổi trong tương lai cho ngành phẫu thuật thay khớp háng. Tuy nhiên, cịn cần những nghiên cứu dài hạn hơn để đánh giá độ bền của loại khớp này cũng như những biến chứng muộn cĩ thể ra sau phẫu thuật trên bệnh nhân.

Hình 2: Viêm hoại tử chỏm xương đùi phải (BN nữ 42t)

Hình 3: Viêm hoại tử chỏm xương đùi 2 bên (BN nữ 37t)

Tài liệu tham khảo

Một phần của tài liệu Tạp chí chấn thương chỉnh hình Việt Nam - số 3/2013 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)