2.2.1.1.Nội dung:
Nội dung đào tạo là bản kế hoạch công ty đưa ra trước khi thực hiện công tác
đào tạo, trong đó bao gồm những kiến thức, kỹnăng và kinh nghiệm nghề nghiệp mà công ty muốn trang bịcho nhân viên. Công ty phải lên chương trình đào tạo, nội dung
đào tạo rõ ràng, cụ thể như: cần đào tạo cái gì, chương trình đào tạo gồm có những tiêu chí nào? Kiến thức nào là cần chú trọng trong đợt đào tạo? Đểcông tác đào tạo
được thực hiện thuận lợi và thành công thì công ty cần chủ động trong việc đề ra
chương trình đào tạo vì làm được như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí, sức lực. Ngược lại, công ty không chú trọng đến chương trình đào tạo, nội dung đào tạo thì việc đào tạo sẽ giảm tính hiệu quả và khó đạt được thành công. Bên cạnh đó,
những nhân việc tham gia khoá đào tạo cũng khó nắm bắt, hoặc hiểu rõ ràng về công
tác đào tạo của công ty. Do đó, chương trình đào tạo, nội dung đào tạo cần phải được công ty quan tâm và thiết kế cụ thểđể công tác đào tạo đạt được hiệu quả cao.
2.2.1.2. Các hình thức đào tạo: a. Dạy kèm:
Đây là phương pháp đào tạo tại chỗ để phát triển cấp quản trị trên cơ sở một kèm một. Các cá nhân giữ chức vụ này trở thành người học và quan sát cấp trên của
mình. Ngoài cơ hội quan sát, cấp dưới này cũng được chỉ định các công việc quan trọng đòi hỏi các kỹ năng quyết định. Để đạt kết quả tốt, các cấp quản trị dạy kèm này phải có một kiến thức toàn diện về công việc liên hệ với các mục tiêu của cơ
26
quan, mong muốn chia sẻ thông tin với cấp dưới và sẵn lòng mất thời gian để thực hiện công việc huấn luyện. Mối quan hệ này phải dựa trên lòng tin tưởng lẫn nhau.
b. Thực tập sinh:
Chương trình thực tập sinh là phương pháp theo đó các sinh viên đại học dành thời gian đi học tại lớp và làm việc tại một cơ quan xí nghiệp nào đó. Theo quan điểm nhà quan trị chương trình thực tập sinh là một phương tiện rất tốt để quan sát một nhân viên có tiềm năng trong lúc làm việc. Đây là dịp cấp quản trị có nhiều thông tin
để biết một ứng cử viên nhiều hơn là các cuộc phỏng vấn tuyển dụng.
Hình 2-1: Thi đầu vào KPMGViệt Nam, khá gắt gao với 4 vòng.
c. Luân phiên công việc:
Đây là phương pháp chuyển công nhân viên hoặc cấp quản trị từ công tác này sang công tác khác nhằm mục đích cung cấp cho họ những kinh nghiệm rộng hơn.
Kiến thức thu hoạch được qua quá trình này rất cần thiết để họ sau này có thểđảm nhận được những công việc cao hơn. Luân phiên công việc hiện nay được áp dụng phổ biến tại nhiều quốc gia. Ngoài mục đích nêu trên công tác này còn tạo sự hứng
27
thú cho cán bộcông nhân viên thay đổi công việc, giúp giảm sự nhàm chán với công việc hiện tại.