Cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vận tải hàng không: Thực trạng về tình hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty KPMG Việt Nam (Trang 25)

1.4.1. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở vật chất của doanh nghiệp là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp, là nền tảng cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn mở rộng và hiện đại hoá sản phẩm của doanh nghiệp mình thì trong chiến lược đầu tư phải chú trọng cả việc hiện đại hoá và mở rộng cơ sở vật chất kĩ

thuật phù hợp với định hướng kinh doanh.

Do đó, KPMG Việt Nam đã nắm bắt được triết lý đấy mà đã đầu tư cẩn thận

vào cơ sở trang thiết bị.

Đầu tiên phải kểđến văn phòng KPMG tại HồChí Minh, gồm 2 cơ sở: •Cơ sở 1 nằm ở tòa nhà Sunwah, số 115 Nguyễn Huệ, quận 1.

17

18

Hình 1-6: Chi nhánh tại tòa Paragonquận 7.

Cả 2 cơ sở đều được đầu tư kỹ lưỡng những vật dụng chống cháy nổ, thang thang thoát hiểm, loa báo cháy… giúp cho mọi người dễ dàng phòng vệ trước các tình huống xấu bất ngờ.

Tiếp đến, mỗi nhân viên khi được nhận chính thức đều được cung cấp cho một laptop, thẻ ra vào, thẻ gửi xe… Do đó, công ty sẽ luôn bảo đảm được tính chất an toàn và an ninh cho từng người, giúp họ yên tâm làm việc.

19

Hình 1-7: Vật dụng công ty cấp cho thực tập sinh.

1.4.2. Hoạt động nhân sự

KPMG Việt Nam tổ chức nhiều cuộc thi, hoạt động để tiếp cận gần hơn với các bạn sinh viên. Cuộc thi học bổng AIS (ASEAN Integration Scholarship) là sân chơi lí tưởng và đã tạo cơ hội thực tập cho nhiều bạn sinh viên đam mê lĩnh vực Kế toán Kiểm toán, hay Cuộc thi giải quyết tình huống kinh doanh quốc tế của KPMG (KPMG

International Case Competition) là cơ hội đểsinh viên được làm việc với các vấn đề

kinh doanh thực tiễn và trải nghiệm thực tế làm việc với khách hàng. Đặc biệt, vào tháng 01/2019 vừa qua, KPMG Việt Nam đã khích lệ toàn thể nhân viên tham gia chạy bộ tại thành phốĐà Lạt, nhằm thúc đẩy nhân viên đoàn kết và gắn bó hơn.

Ngoài ra KPMG cũng tổ chức nhiều buổi office tour để các bạn sinh viên hiểu

hơn vềvăn hóa, cơ cấu tổ chức các phòng ban và có ấn tượng tốt đẹp về công ty. Với môi trường làm việc chuyên nghiệp, đề cao sự học hỏi, tiếp nhận kiến thức, tôn trọng và lắng nghe từng cá thể, KPMG sẽlà môi trường tốt để phát triển và trau dồi bản thân.

20

1.5.Tình hình hoạt động kinh doanh gần đây

Là thành viên của một trong những công ty kiểm toán và tư vấn hàng đầu thế

giới, KPMG Việt Nam có sốlượng khách hàng khá lớn là các công ty kinh doanh tại Việt Nam trong đó chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với tiên trình phát triền kinh tế và quá trình hội nhập lượng khách hàng của Công ty không

ngừng tăng lên qua các năm. Điều này đã giúp cho doanh thu của công ty đạt được tốc độ phát triển cao với mức trung bình trên 5%/năm. Quy mô và các loại hình dịch vụ của công ty không ngừng được mở rộng.

KPMG ghi nhận doanh thu trong năm 2016 đạt 25,4 tỉ đô la Mỹtrong đó dịch vụ Audit chiếm 40% tổng doanh thu, Advisory (38%) và Tax (22%). Đến 2017, doanh

du tăng mạnh 26,4 tỷđô la, tăng khoảng 5% so với năm trước, cụ thể:

•Ở Mỹ, doanh thu tăng khoảng 4,4% với dịch vụ thuếtăng mạnh lên đến 6,7%. •Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, dịch vụtư vấn tăng lên đến 15%, và tổng doanh thu tăng 8,1%.

•Khu vực châu âu thì thể hiện chiều tăng nhẹ hơn chút, đó là tổng doanh thu

tăng 4% so với 2016.

Và vừa rồi, tháng 12/2018, KPMG đã công bố doanh thu toàn cầu là 28,96 tỷ đô la. Theo các chuyên gia, thì đây là kết quả của sựđầu tư mạnh về công nghệ, kỹ

21

Bảng 1-2: Doanh thu của KPMG so với các Big khác.

Các khách hàng của KPMG kinh doanh trên mọi lĩnh vực như: sản xuất, xây dựng, viễn thông, thương mại, kinh doanh dịch vụ, ngân hàng, bảo hiểm. Đa sốđều là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Phải kể tên một số tập đoàn lớn như:

Pepsico, hãng sản xuất ô tô Rolls Royce, một trong những ngân hàng lớn nhất thế

giới Citigroup, Vinamilk, Petrolimex.

Thế mạnh của KPMG là kiểm toán ngân hàng, KPMG hiện nay đang cung cấp dịch vụ kiểm toán cho hầu hết các ngân hàng của nước ngoài ở Việt Nam, trong đó

có cả các ngân hàng lớn, nổi tiêng khắp thế giới, và rất nhiều các ngân hàng thương

mại quốc doanh như ngân hàng Công thương, Ngoại thương, ngân hàng Nông nghiệp và phát triện Nông thôn...

Bên cạnh đó, KPMG còn tham gia kiểm toán cho các dự án của các tổ chức quốc tế từcác nước Anh, Hà Lan, Thụy Điển... hay các quỹ bảo trợ quốc tếnhư các

dự án hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, các dự án về quản lý bảo vệmôi trường ven biến và hệ sinh thái, các dự án về phát triển và bảo tồn văn hóa dân tộc, như làUNICEF

25.4 26.4 28.96 36.8 38.8 43.2 29.6 31.4 34.8 35.9 37.7 41.3 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2016 2017 2018

Doanh số toàn cầu của các công ty Big 4. (Đvt: tỷ

USD)

22

(Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc), WHO (Tổ chức Y tế Thế giới)... Đây cũng được coi là thế mạnh trong lĩnh vực kiểm toán của KPMG.

23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY KPMG VIỆT NAM

2.1.Đặc điểm của nguồn nhân lực

Quản trị nguồn nhân lực là một bộ phận của quản lý doanh nghiệp, quản lý

nguồn nhân lực chính là quản lý doanh nghiệp ứng với yếu tốcon người. Đây là đặc

điểm lớn nhất và chủ yếu nhất của quản lý nguồn nhân lực, chi phối toàn bộđến các nội dung của quản lý nguồn nhân lực.

Vì tính chất công việc rất áp lực, cho nên tỷ lệ nhân viên nghỉ việc khá cao.

Trước thời điểm chuẩn bị vào mùa bận rộn (từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm), chỉ

riêng tháng 12, trung bình vài ngày là có một nhân viên chấm dứt hợp đồng. Vậy nên nhân viên mới chiếm sốlượng trong công ty, và kéo theo độ tuổi trung bình của nguồn lao động là vào khoảng 20 – 38. Với đội ngũ nhân viên như vậy công ty có nhiều thế

mạnh bởi lẽ với đội ngũ nhân viên trẻ như vậy thì họ rất nhiệt tình, sáng tạo trong công việc. Tuy nhiên, cũng không gặp không ít khó khăn vì họ thiếu kinh nghiệm, còn những người có thâm niên cao có kinh nghiệm nhưng lại thiếu sựnăngđộng sáng tạo khó theo kip với sự vận động biến đổi của môi trường kinh doanh.

24

Bảng 2-1: Cơ cấu nhân viên tại KPMG Việt Nam.

Mặt khác đối với một doanh nghiệp thương mại, số nhân viên ởđây không phải là con số nhỏ và công ty phải nỗ lực nhiều để giải quyết công việc cho số lao động này. Ý thức được sự khó khăn phức tạp trong kinh doanh, cán bộ công nhân viên của công ty đã có nhiều cố gắng tạo ra hiệu quả khả quan. Tuy nhiên, với những yêu cầu ngày càng cao của hoạt động kinh doanh đòi hỏi luôn cập nhật những kiến thức về

chuyên môn đã gây áp lực cho công ty. Trong thời gian tới, công ty phải tiếp tục hoàn thiện đào tạo đội ngũ công nhân viên thiếu năng lực, đưa những vị trí có năng lực thích hợp để họ phát huy được khảnăng của mình.

Về tiền lương công ty áp dụng hình thức trảlươngcơ bản sau:

•Trả lương theo hệ số % doanh số bán ra và kinh doanh có hiệu quả, có bảo toàn vốn. Tỷ lệ nợ của khách hàng không được vượt quá mức quy định.

•Công ty trảlươngcơ bản theo hệ sốđối với từng trường hợp cụ thể. •Trảlương khoán theo doanh số.

16%

73%

7% 4%

Cơ cấu nhân viên tại KPMG Việt Nam.

25

Qua biểu đồcơ cấu nhân sựtheo trình độ học vấn của công ty nhận thấy: trong tổng sốlao động hiện có của công ty, tỷ lệtrình độ học vấn có chuyên môn cao, đa

sốnhân viên công ty là trình độđại học và trình độ cao nhất là thạc sĩ. Tuy nhiên vấn

đề khó khăn ở đây là hầu hết nhân viên không giỏi sử dụng các phần mềm tin học,

chính vì điều này đã ảnh hưởng không nhỏđến việc quản lý dữ liệu và thông tin khách hàng, gián tiếp làm chậm sự phát triển của công ty.

2.2.Thực trạng tình hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty ty

2.2.1. Nội dung đào tạo

2.2.1.1.Nội dung:

Nội dung đào tạo là bản kế hoạch công ty đưa ra trước khi thực hiện công tác

đào tạo, trong đó bao gồm những kiến thức, kỹnăng và kinh nghiệm nghề nghiệp mà công ty muốn trang bịcho nhân viên. Công ty phải lên chương trình đào tạo, nội dung

đào tạo rõ ràng, cụ thể như: cần đào tạo cái gì, chương trình đào tạo gồm có những tiêu chí nào? Kiến thức nào là cần chú trọng trong đợt đào tạo? Đểcông tác đào tạo

được thực hiện thuận lợi và thành công thì công ty cần chủ động trong việc đề ra

chương trình đào tạo vì làm được như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí, sức lực. Ngược lại, công ty không chú trọng đến chương trình đào tạo, nội dung đào tạo thì việc đào tạo sẽ giảm tính hiệu quả và khó đạt được thành công. Bên cạnh đó,

những nhân việc tham gia khoá đào tạo cũng khó nắm bắt, hoặc hiểu rõ ràng về công

tác đào tạo của công ty. Do đó, chương trình đào tạo, nội dung đào tạo cần phải được công ty quan tâm và thiết kế cụ thểđể công tác đào tạo đạt được hiệu quả cao.

2.2.1.2. Các hình thức đào tạo: a. Dạy kèm:

Đây là phương pháp đào tạo tại chỗ để phát triển cấp quản trị trên cơ sở một kèm một. Các cá nhân giữ chức vụ này trở thành người học và quan sát cấp trên của

mình. Ngoài cơ hội quan sát, cấp dưới này cũng được chỉ định các công việc quan trọng đòi hỏi các kỹ năng quyết định. Để đạt kết quả tốt, các cấp quản trị dạy kèm này phải có một kiến thức toàn diện về công việc liên hệ với các mục tiêu của cơ

26

quan, mong muốn chia sẻ thông tin với cấp dưới và sẵn lòng mất thời gian để thực hiện công việc huấn luyện. Mối quan hệ này phải dựa trên lòng tin tưởng lẫn nhau.

b. Thực tập sinh:

Chương trình thực tập sinh là phương pháp theo đó các sinh viên đại học dành thời gian đi học tại lớp và làm việc tại một cơ quan xí nghiệp nào đó. Theo quan điểm nhà quan trị chương trình thực tập sinh là một phương tiện rất tốt để quan sát một nhân viên có tiềm năng trong lúc làm việc. Đây là dịp cấp quản trị có nhiều thông tin

để biết một ứng cử viên nhiều hơn là các cuộc phỏng vấn tuyển dụng.

Hình 2-1: Thi đầu vào KPMGViệt Nam, khá gắt gao với 4 vòng.

c. Luân phiên công việc:

Đây là phương pháp chuyển công nhân viên hoặc cấp quản trị từ công tác này sang công tác khác nhằm mục đích cung cấp cho họ những kinh nghiệm rộng hơn.

Kiến thức thu hoạch được qua quá trình này rất cần thiết để họ sau này có thểđảm nhận được những công việc cao hơn. Luân phiên công việc hiện nay được áp dụng phổ biến tại nhiều quốc gia. Ngoài mục đích nêu trên công tác này còn tạo sự hứng

27

thú cho cán bộcông nhân viên thay đổi công việc, giúp giảm sự nhàm chán với công việc hiện tại.

2.2.2. Mô hình đào tạo

2.2.2.1.Nhu cầu đào tạo

Tùy theo kế hoạch sản kinh doanh, tình hình lao động thực tế của mỗi năm và

kế hoạch hóa nguồn nhân lực… Ban tuyển dụng công ty tiến hành việc xác định nhu cầu đào tạo cho phù hợp với thực tế. Hiện nay, toàn công ty có 1400 cán bộ nhân viên, thì tất cả các cán bộ công nhân viên làm việc trong các lĩnh vực có ảnh hưởng

đến chất lượng kinh doanh đều được công ty đào tạo các kỹnăng và kinh nghiệm để có đủnăng lực thực hiện nhiệm vụ.

Hàng năm, công ty sẽ có 2 đợt tuyển dụng thực tập sinh và nhân viên chính thức, cán bộ công nhân viên phụ trách việc tuyển dụng của phòng hành chính quản trị phối hợp cùng các đơn vịthường trực thuộc xác định nhu cầu đào tạo cán bộ công nhân viên dựa trên: các chỉ tiêu tuyển dụng, thay thế, điều chuyển nhân sự; điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ lao động trong công ty; các kỹnăng cần thiết để sử dụng thiết bị công nghệ mới; các mục tiêu chất lượng, yêu cầu chất lượng công việc; các yêu cầu (được ghi nhận lại) của khách hàng (nếu có)…

28

Ngoài các yêu cầu đào tạo được xác định như trên, cán bộ công nhân viên phụ

trách việc tuyển dụng của phòng hành chính quản trị có thểđưa ra các nhu cầu đào

tạo đột xuất khi thấy cần thiết đểđáp ứng yêu cầu mục tiêu kinh doanh của công ty.

Căn cứ về số lượng, chất lượng lao động hiện có; khối lượng, mức độ phức tạp của công việc, đặc điểm máy móc thiết bị; yêu cầu kỹnăng và trình độ cần thiết để lên kế

hoạch đào tạo sao cho phù hợp.

Với kết quả xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được xây dựng trên cơ sở kế hoạch kinh doanh cùng với tình hình lao động thực tế và các yếu tố nguồn lực của công ty (như cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị; tài chính; nhân sự) được cán bộ công nhân viên phụ trách việc tuyển dụng cũng như các cán bộ công nhân viên phòng hành chính quản trị thực hiện một cách khoa học và hợp lý, đã giúp

cho việc định hướng công tác đào tạo nhân sự của công ty được thực hiện tốt ngay từ đầu và là tiền đề hỗ trợ cho các bước tiếp theo nhằm tránh được những nhu cầu ảo, nhu cầu thời thượng và những chi phí phát sinh không cần thiết.

Qua đó, cho thấy bước xác định nhu cầu trong quá trình tổ chức đào tạo nhân sựở công ty KPMG Việt Nam luôn tuân thủđúng nguyên tắc đã góp phần không nhỏ

vào vai trò quyết định đến sự thành công của công tác đào tạo và phát triển nhân sự

với hệ quảluôn đạt vượt mục tiêu kế hoạch đã đặt ra của công ty. 2.2.2.2.Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo

Khi đã lựa chọn các phương tiện phục vụ công tác đào tạo, phòng hành chính nhân sự của công ty phối hợp với các chuyên gia đào tạo tiến hành lên kế hoạch thực hiện chương trình đào tạo, với đối tượng đào tạo đã được chọn lựa ra từ các phòng ban. Tuy nhiên, do hiện nay công ty có hơn 1000 cán bộ nhân viên với trình độ chuyên môn khá tốt, tay nghềcao và để giảng dạy đểngười được đào tạo nắm được nội dung giảng dạy, thì phòng hành chính cần lên tổ chức để thực hiện chương trình đào tạo

như thế nào cho tốt nhất. Hệ quả của việc lựa chọn này sẽgiúp công ty có được cán bộ giảng dạy đầy đủ kiến thức, năng lực và trình độ vềsư phạm, khảnăng xửlý công

việc, đểđáp ứng mục tiêu của quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty. Bên cạnh đó, trong quá trình đào tạo, công ty có những chương trình đào tạo ngắn

29

hạn, những chương trình đào tạo dài hạn để phục vụ tốt cho cán bộ giảng dạy và những nhân viên tham gia khoá đào tạo nhằm mục đích mang lại hiệu quả tốt nhất

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vận tải hàng không: Thực trạng về tình hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty KPMG Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)