Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghien cuu dinh luong - mau (Trang 35 - 37)

2.1. Kỹ thuật phân tích tài liệu thứ cấp

Việc nghiên cứu luận văn dựa trên kết quả phân tích tài liệu thứ cấp là các công trình nghiên cứu có liên quan đến động lực và tạo động lực. Đây là phương pháp nghiên cứu hết sức quan trọng và thông dụng trong nghiên cứu khoa học xã hội. Mục đích của phương pháp nghiên cứu này là thông qua việc phân tích các khối tài liệu có liên quan trực tiếp, gián tiếp đến động lực

32 và tạo động lực, người nghiên cứu có thể: Tìm kiếm các tài liệu làm cơ sở cho việc hình thành các luận điểm, luận cứ, luận chứng cả về mặt lý thuyết và thực tiễn. Từ việc phân tích các tài liệu thứ cấp, người nghiên cứu tổng hợp các quan điểm và đưa ra kết luận của mình theo cách tiếp cận riêng.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng và phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

2.3. Công cụ nghiên cứu 2.3.1. Bảng hỏi 2.3.1. Bảng hỏi

Do giới hạn về điều kiện nghiên cứu (thời gian và nhân lực), chúng tôi sử dụng bảng hỏi là công cụ chính để thu thập dữ liệu. Trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động đến ĐLLV và mô hình nghiên cứu, đồng thời kết hợp kết quả nghiên cứu của các tác giả trước, chúng tôi xây dựng bộ câu hỏi với các biến quan sát con của một yếu tố lớn nhằm mục đích thay vì đo lường một yếu tố lớn trừu tượng và khó có thể đưa ta kết quả chính xác thì chúng tôi dùng phương pháp thao tác hóa khái niệm để chi tiết hóa yếu tố lớn ra thành các biến quan sát nhỏ để đo lường rồi suy ra tính chất của yếu tố lớn, cụ thể là chúng tôi xây dựng bảng hỏi từ bảy yếu tố tác động đến ĐLLV được đo lường với 36 biến quan sát và một biến quan sát đo lường ĐLLV. Bảng hỏi do chúng tôi trực tiếp đến các phòng, ban, trạm y tế thuộc các Trung tâm Y tế quận Bình Tân và Trung tâm Y tế huyện Nhà Bè gửi cho các nhân viên y tế, CBYT và do chính các nhân viên y tế, CBYT tự trả lời.

Bảng hỏi được thể hiện trong Phụ lục 1 của nghiên cứu.

2.3.2. Thang đo

Trong nghiên cứu định lượng, việc đo lường các yếu tố lớn sẽ gặp nhiều khó khăn và phức tạp, chúng tôi không thể sử dụng một thang đo đơn giản

33 để đo lường (chỉ dùng một câu hỏi để đo lường) mà cần phải chi tiết hóa thang đo hơn (dùng nhiều câu hỏi để đo lường cho một yếu tố)

Biến phụ thuộc trong nghiên cứu là biến ĐLLV. Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến ĐLLV theo lý thuyết sẽ bao gồm nhiều yếu tố đặc trưng đại diện. Do đó, tất cả các biến quan sát trong các thành phần đều sử dụng thang đo Likert 5 bậc với mức độ tương ứng: mức 1 là hoàn toàn không đồng ý, mức 2 là không đồng ý, mức 3 là bình thường, mức 4 là đồng ý và mức 5 là hoàn toàn đồng ý.

Một phần của tài liệu nghien cuu dinh luong - mau (Trang 35 - 37)