Mối cái có cánh; B Mối chúa sau khi thụ tinh; C Mối lính lớn; D Mố

Một phần của tài liệu GTDVKXS 11 Chuong9 (Trang 67 - 68)

V. Phân ngành có Ống khí (Trachaeata) hay Chi một nhánh (Uniiramia)

A. Mối cái có cánh; B Mối chúa sau khi thụ tinh; C Mối lính lớn; D Mố

khi thụ tinh; C. Mối lính lớn; D. Mối lính nhỏ; E. Mối thợ; G. Đầu mối thợ

Côn trùng có 2 đôi cánh giống nhau về kích thước và hệ thống gân cánh, cánh chỉ có ở cá thể sinh sản, trước khi giao phối, còn sau khi giao phối thụ tinh thì cánh bị rụng đi. Các thành viên của tập đoàn bao gồm mối vua, mối chúa, mối lính, mối thợ và các cá thể non. Chúng thường sống trong tổ, tổ được xây dựng rất công phu, kiên cố và tiện lợi. Kích thước tổ có thể đạt tới chiều cao hàng chục mét (tổ của loài Bellicositermes natalensisB. bellicosus có chiều cao là 20 – 30 m). Mối ưa hoạt động nơi có độ ẩm cao, thiếu ánh sáng. Thức ăn chủ yếu là gỗ và các sản phẩm có cấu tạo bằng xenluloz do trong ruột mối có trùng roi sống cộng sinh. Mối phá hoại nhiều công trình như nhà cửa, cầu cống, cây cối, đê đập.... (hình 9.44).

Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu cho thấy đã phát hiện được khoảng 82 loài mối trong số 2500 loài mối trên toàn thế giới (Nguyễn Đức Khảm, 1996), trong đó có 25 loài phá hại công trình kiến trúc, 30 loài hại đê đập và nhiều loài phá hại cây trồng. Các giống có nhiều loài là

Odontotermes, Macrotermes, Nasutitermes (Họ Termitidae),

Reticulitermes Coptotermes (Họ Rhinoterrmitidae). Đại diện có các loài như Coptoterrmes domesticus hại gỗ khô trong nhà, Coptotermes formosanus phá hại các công trình kiến trúc.

f. Bộ Chấy rận (Anoplura)

Bao gồm các côn trùng ngoại ký sinh hút máu và truyền bệnh ở người và động vật. Kích thước nhỏ, không có cánh. Mắt tiêu giảm, phần phụ miệng kiểu chích hút, chân kẹp leo. Ngoại ký sinh hút máu truyền các bệnh hiểm nghèo cho người như bệnh chấy rận do Rickettsia prowazeki và bệnh sốt hồi quy do vi khuẩn Spirochaeta recurrentis. Hiện nay biết khoảng 500 loài. Ở Việt Nam có một số phân loài như Chấy (Pediculus humanus capitis), Rận (P.h. vestimenti), Rận bẹn (Phthirus pubis) ký sinh trên người và các giống Haematomyzus và Haematopinus ký sinh trên động vật (hình 9.45B,C,D).

Hình 9.45 Bộ Cánh da và bộ Chấy rận (theo Ghiliarov)

Một phần của tài liệu GTDVKXS 11 Chuong9 (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)