IV. Phân ngành Có mang (Branchiata)
A. Phân cắt xác định của Euphausia; B-D Phân cắt của Dromia; D Giai đoạn ứng với phôi nang noãn hoàng lấp kín ở giữa; 1 Lá phôi ngoài; 2 Tế bào mầm của lá phôi giữ a.
Nauplius sống trôi nổi. Tiếp theo là hình thành các đốt từ vùng sinh trưởng quanh hậu môn và hình thành các đôi phần phụ như hàm dưới, phần phụ ngực, mắt kép...để hình thành ấu trùng metanauplilus. Sau nauplius và metanauplius, sự phát triển tiếp theo tủy nhóm giáp xác: Ở Chân kiếm là ấu trùng copepodit, ở Mười chân là Zoea, sau đó là ấu trùng mysis (ở Tôm) hay megalopa (ở Cua). Các ấu trùng này không phải bao giờ cũng phát triển đầy đủ mà nhiều khi chúng thu gọn trong giai đoạn phôi. Ví dụ như Cua bể nở ngay ra ấu trùng zoea, tôm nước ngọt nở ngay ra tôm con.
Ấu trùng giáp xác là thành phần quan trọng của sinh vật nổi ở biển và ở nước ngọt. Chúng là thức ăn chủ yếu của nhiều loài thủy hải sản. 1.3 Phân loại và các đại diện quan trọng
Trước đây việc phân loại lớp Giáp xác chủ yếu dựa vào kích thước và sốđốt của cơ thể, không bao hàm tính chất tiến hoá. Ví dụ như người ta đã chia thành 2 phân lớp là Giáp xác thấp (Entomotraca) bao gồm những giáp xác kích thước nhỏ, số đốt không cố định, ranh giới các phần cơ thể không rõ ràng, thiếu phần phụ bụng, phát triển có biến thái ... và Giáp xác cao (Malacostraca) bao gồm các giáp xác có sốđốt cố định, có phần phụ bụng, mắt kép có cuống, có giáp đầu ngực, biến thái phức tạp. Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về hệ thống phân loại của giáp xác. Lớp Giáp xác hiện nay biết khoảng 20.000 loài, chia làm 6 phân lớp.
1.3.1 Phân lớp Chân chèo (Remipedia)
đây (vào những năm 80 của thế kỷ 20), sống trong hang hốc của các đảo có nguồn gốc núi lửa thuộc quần đảo Haoai, cách ly với nước biển. Cơ thể có nhiều đốt, dài, mới nhìn giống con rết, mỗi đốt mang một đôi chi nhiều nhánh. Đại diện có giống Speleonectes (hình 9.23A).