Kết luận và ý nghĩa

Một phần của tài liệu Luận văn : ảnh hưởng của quản lý tri thức đến sự thỏa mãn công việc nghiên cứu người lao động có trình độ đại học trong các doanh nghiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 68)

Đây là nghiên cứu chính thức đầu tiên về ảnh hưởng của quản lý tri thức đến sự thỏa mãn công việc của người lao động có trình độ đại học trong các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh của Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu này, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra được các chính sách thích hợp để nâng cao sự thỏa mãn công việc của người lao động có trình độ đại học đang làm việc trong doanh nghiệp, từ đó sẽ giúp cho kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Qua nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành điều chỉnh và kiểm định thang đo quản lý tri thức của Lee và cộng sự (2005) và thang đo sự thỏa mãn công việc của Lee và Chang (2007) tại TP. Hồ Chí Minh của Việt Nam. Thông qua việc khảo sát định tính bằng phỏng vấn sâu 10 người lao động có trình độ đại học và khảo sát định lượng sơ bộ 150 người lao động có trình độ đại học, 33 biến quan sát thuộc thang đo quản lý tri thức của Lee và cộng sự (2005) và 12 biến quan sát thuộc thang đo sự thỏa mãn công việc của Lee và Chang (2007) đã được tác giả điều chỉnh và loại bớt biến cho phù hợp; cụ thể là thang đo

quản lý tri thức còn 22 biến quan sát và thang đo sự thỏa mãn công việc còn 6 biến quan sát.

Khi tiến hành khảo sát chính thức với cỡ mẫu 300, kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy các biến quan sát phân nhóm hoàn toàn thống nhất với các thang đo của Lee và cộng sự (2005). Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các giả thuyết đưa ra là phù hợp, 5 nhân tố của quản lý tri thức đều có tác động dương đến sự thỏa mãn công việc của người lao động có trình độ đại học trong các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh.

Kết quả phân tích sự đánh giá của người lao động có trình độ đại học về quản lý tri thức và sự thỏa mãn công việc cho thấy các nhân tố quản lý tri thức được người lao động có trình độ đại học đánh giá ở mức khá cao, trên mức trung bình của thang đo Likert 5 điểm, trong đó sự chia sẻ tri thức (KS) được đánh giá cao nhất (điểm trung bình là 4,0700). Đồng thời, kết quả phân tích cũng thấy sự thỏa mãn công việc (JS) cũng được người lao động có trình độ đại học đánh giá ở mức khá cao (điểm trung bình là 3,8055) trên mức trung bình của thang đo Likert 5 điểm.

Một phần của tài liệu Luận văn : ảnh hưởng của quản lý tri thức đến sự thỏa mãn công việc nghiên cứu người lao động có trình độ đại học trong các doanh nghiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)