Thang đo quản lý tri thức

Một phần của tài liệu Luận văn : ảnh hưởng của quản lý tri thức đến sự thỏa mãn công việc nghiên cứu người lao động có trình độ đại học trong các doanh nghiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 47)

Lee và cộng sự (2005) đã xây dựng và kiểm định thang đo quản lý tri thức gồm 5 thành phần: sự sáng tạo tri thức (7 biến quan sát), sự tích lũy tri thức (7 biến quan sát), sự chia sẻ tri thức (4 biến quan sát), sự sử dụng tri thức (6 biến quan sát), sự tiếp thu tri thức (9 biến quan sát). Dựa trên nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật phỏng vấn sâu 10 người lao động có trình độ đại học nhằm điều chỉnh thang đo cho phù hợp với địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Thông qua đo lường bằng bảng phỏng vấn sơ bộ lần 2 với 150 người lao động có trình độ đại học, tác giả đã điều chỉnh thang đo quản lý tri thức cho phù hợp với địa bàn TP. Hồ Chí Minh như sau :

 Thang đo “sự sáng tạo tri thức – KC” điều chỉnh từ 7 biến quan sát xuống còn 4 biến quan sát (biến điều chỉnh được in nghiêng trong bảng dưới đây)

Bảng 3.1 Thang đo sự sáng tạo tri thức

Sự sáng tạo tri thức (Knowledge Creation) Ký hiệu Người tiền nhiệm/người hướng dẫn giới thiệu đầy đủ về công việc

cho tôi

KC1

Tôi hiểu biết đầy đủ về những tri thức và phần mềm cần thiết cho công việc

KC2

Tôi có thể tìm kiếm thông tin cho công việc từ các nguồn thông tin khác nhau do công ty quản lý

KC3

Tôi đã sẵn sàng chấp nhận tri thức mới và áp dụng nó vào công việc khi cần thiết

KC4

 Thang đo “sự tích lũy tri thức – KA” điều chỉnh từ 7 biến quan sát xuống còn 4 biến quan sát (biến điều chỉnh được in nghiêng trong bảng dưới đây).

Bảng 3.2 Thang đo sự tích lũy tri thức

Sự tích lũy tri thức (Knowledge Accumulation) Ký hiệu

Tôi thường tìm hiểu về các tài liệu, thông tin, cơ sở dữ liệu cần thiết trước khi thực hiện công việc

KA1

Tôi cố gắng bồi dưỡng chuyên môn để thiết kế và phát triển công việc mới

KA2

Tôi thường tóm tắt và tích lũy các tri thức thu thập được trong quá trình làm việc

KA3

Tôi có thể quản lý các tri thức cần thiết cho công việc một cách hệ thống và lưu trữ chúng lại để sử dụng trong tương lai

KA4

Nguồn: Nghiên cứu sơ bộ

 Thang đo “sự chia sẻ tri thức – KS” giữ nguyên 4 biến quan sát.

Bảng 3.3 Thang đo sự chia sẻ tri thức

Sự chia sẻ tri thức (Knowledge Sharing) Ký hiệu Tôi chia sẻ thông tin và tri thức cần thiết cho công việc với đồng

nghiệp

KS1

Tôi cải thiện hiệu quả công việc bằng cách chia sẻ thông tin và tri thức với đồng nghiệp

KS2

Công ty phát triển hệ thống thông tin, thông qua mạng nội bộ, các bản tin điện tử để chia sẻ thông tin và tri thức cho người lao động

KS3

Công ty thúc đẩy việc chia sẻ thông tin và tri thức giữa các nhóm (đội/phòng/ban) với nhau

KS4

 Thang đo “sự sử dụng tri thức – KU” điều chỉnh từ 6 biến quan sát xuống còn 4 biến quan sát (biến điều chỉnh được in nghiêng trong bảng dưới đây). Bảng 3.4 Thang đo sự sử dụng tri thức

Sự sử dụng tri thức (Knowledge Utilization) Ký hiệu Công ty có các chương trình đào tạo cho người lao động KU1 Công ty có chính sách ưu đãi và phần thưởng cho những người lao

động đưa ra ý tưởng mới

KU2

Công ty khuyến khích việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, sự hiểu biết giữa người lao động với nhau

KU3

Công ty có bảng mô tả công việc và người lao động sử dụng bảng mô tả đó khi thực hiện công việc

KU4

Nguồn: Nghiên cứu sơ bộ

 Thang đo “sự tiếp thu tri thức – KI” điều chỉnh từ 9 biến quan sát xuống còn 6 biến quan sát.

Bảng 3.5 Thang đo sự tiếp thu tri thức

Sự tiếp thu tri thức (Knowledge Internalization) Ký hiệu

Tôi nắm vững công việc của mình KI1

Tôi được tạo cơ hội học tập, đào tạo để nâng cao khả năng thích ứng với công việc mới

KI2

Thông tin của công ty được lưu trữ tốt và cập nhật thường xuyên KI3 Tôi có thể tìm hiểu những thông tin cần thiết cho công việc mới KI4 Tôi có thể tìm hiểu cách tốt nhất thực hiện công việc và áp dụng

chúng

KI5

Tôi có thể sử dụng Internet để thu được các tri thức cần thiết cho công việc

KI6

Một phần của tài liệu Luận văn : ảnh hưởng của quản lý tri thức đến sự thỏa mãn công việc nghiên cứu người lao động có trình độ đại học trong các doanh nghiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)