Qui trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng và hệ quả của sự cuốn hút vào sản phẩm quần áo thời trang (Trang 25 - 27)

Qui trình nghiên cứu được trình bày trong Hình 3.1 và tiến độ thực hiện được trình bày trong Bảng 3.1.

Cơ sở lý thuyết Thang đo 1 Thảo luận tay đôi

Nghiên cứu định lượng

Thang đo 2 Điều chỉnh

Cronbach alpha

Loại các biến có hệ số tương quan biến- tổng nhỏ.

Kiểm tra hệ số Cronbach alpha

EFA

Loại các biến có trọng số EFA nhỏ. Kiểm tra yếu tố trích được.

Kiểm tra phương sai trích được

Kiểm định giả thuyết Phân tích tương quanHồi qui đa biến

Bước 1: Hình thành thang đo

Việc hình thành thang đo 1 bắt đầu từ cơ sở lý thuyết. Các thang đo này được dịch sang tiếng Việt từ những thang đo đã được sử dụng trên thị trường quốc tế. Do đó để bảo đảm giá trị nội dung của thang đo, một nghiên cứu định tính thông qua thảo luận tay đôi được thực hiện nhằm khẳng định khách hàng hiểu được nội dung và ý nghĩa của từ ngữ. Sau khi hiệu chỉnh từ ngữ và bỏ bớt một vài câu hỏi được cho là trùng lắp, thang đo 1 được điều chỉnh và nó được gọi là thang đo 2 – thang đo được đưa vào nghiên cứu định lượng chính thức.

Bước 2: Đánh giá thang đo

Trong nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng này, các thang đo được đánh giá thông qua hai công cụ chính: (1) hệ số tin cậy Cronbach Alpha và (2) phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis). Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng trước để loại các biến không phù hợp. Các biến có hệ số tương quan biến-tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Alpha từ 0.6 trở lên (Nunnally & Bernstein, 1994, trích từ Nguyễn Thị Mai Trang & Nguyễn Đình Thọ, 2004). Tiếp theo, phương pháp EFA được sử dụng, phương pháp này chỉ được sử dụng khi hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị từ 0.5 trở lên, các biến có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0.5 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại bỏ, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Nunnally & Bernstein, 1994, trích từ Nguyễn Thị Mai Trang & Nguyễn Đình Thọ, 2004).

Bước 3: Phân tích kết quả

Các thang đo được đánh giá đạt yêu cầu được đưa vào phân tích phân tích tương quan, và phân tích hồi qui để kiểm định các giả thuyết. Phân tích tương quan này là phân tích tương quan Pearson’s (vì các biến được đo bằng thang đo khoảng) để xác định các mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa các biến trước khi tiến hành phân tích hồi qui tiếp theo.

Bảng 3.1: Tiến độ thực hiện các nghiên cứu

Bước Dạng nghiên cứu Phương pháp Kỹ thuật thu thập dữ liệu Thời gian điểmĐịa

1 Sơ bộ Định tính Thảo luận tay đôi 02/2008 Tp.HCM

2 Chính thức Định lượng Lấy mẫu trực tiếp 03/2008 Tp.HCM

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng và hệ quả của sự cuốn hút vào sản phẩm quần áo thời trang (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)