Nguyên lý kết cấu

Một phần của tài liệu 10 (Trang 30 - 33)

- Phần bơm cao áp: gồm ti bơm, xi lanh bơm, đuôi ti bơm ráp vào khe của ống đẩy, được lò xo luôn luôn kéo lên. Chốt chận cài bên dưới lò xo để giữ ống đẩy không bung ra. Vòng răng ráp trên đoạn lớn của ti bơm ăn khớp với thanh răng.

- Phần kim phun nhiên liệu: gồm đót kim, van, lò xo, miếng chêm, van kiểm soát, chụp vặn.

b. Nguyên lý hoạt động

Hình 10.34. Nguyên lý hoạt động của bộ kim liên hợp GM a. Nạp nhiên liệu; b. Khởi sự phun; c. Kết thúc phun

- Nạp nhiên liệu vào xi lanh bơm: Ti bơm ở ĐCT, nhiên liệu chui qua lỗ nạp, lỗ ngang, và lỗ xuyên tâm để nạp đầy xi lanh bơm, tiếp tục lưu thông qua lỗ thoát trở về thùng. Nhờ vậy, bộ kim bơm liên hợp được bôi trơn và làm mát rất tốt

- Khởi sự phun nhiên liệu: Khi cam đội, cần mổ ấn ống đẩy và ti bơm đi xuống nhiên liệu tràn ra bớt theo lỗ nạp và lỗ thoát. Cho đến khi mặt ngang của đầu ti bơm bít lỗ thoát và cạnh xiên bít lỗ nạp là lúc khởi phun.

- Dứt phun nhiên liệu: Quá trình phun nhiên liệu kéo dài cho đến lúc cạnh ngang dưới hé mở lỗ thoát, nhiên liệu theo lỗ xuyên tâm qua lỗ ngang ra lỗ thoát. Đó là lúc dứt bơm.

- Thay đổi lưu lượng nhiên liệu: Kéo thanh răng xoay ti bơm cho cạnh xiên trên của nó đóng sớm hay trễ lỗ nạp. Nếu đóng sớm lỗ nạp thì khoảng chạy hữu ích của ti bơm dài, nhiên liệu bơm đi nhiều. Còn đóng trễ lỗ nạp khoảng chạy hữu ích ngắn, nhiên liệu bơm đi ít.

10.7.2. Bơm cao áp dẫn động bằng lực lò xo

Để mở rộng phạm vi phụ tải của động cơ Diesel cường hoá, người ta sử dụng loại bơm cao áp dẫn động bằng lò xo.

- Cung cấp nhiên liệu: + Hành trình đi xuống của piston 10 được thực hiện nhờ một cơ cấu đặc biệt gồm: cam 12 (có kết cấu đặc biệt) quay ngược chiều kim đồng hồ qua tay đòn 13 đẩy piston 10 đi xuống (lò xo dẫn động bơm cao áp bị nén) nhiên liệu từ không gian hình vành khăn ở giữa bên ngoài xi lanh bơm cao áp đi qua van hút 9 vào xi lanh thực hiện quá trình nạp.

+ Hành trình đi lên của piston: Lò xo 14 đẩy piston 10 đi lên, cung cấp nhiên liệu tới các vòi phun.

- Thay đổi lượng nhiên liệu cung cấp cho chu trình bằng cách thay đổi hành trình có ích của piston nhờ chêm 4, vận động theo hướng vuông góc với mặt hình vẽ nhờ cơ cấu điều khiển (từ bộ điều tốc).

- Ưu điểm: Quy luật cấp nhiên liệu không phụ thuộc vào tốc độ của động cơ cũng như không phụ thuộc vào quy luật động học của cơ cấu truyền động trong lò xo sinh khí piston tự do.

- Nhược điểm: Lò xo nhanh hỏng và cấu tạo phức tạp nên không được dùng rộng rãi.

Hình 10.35. Bơm cao áp dẫn động bằng lò xo đặt trên động cơ Ganz

1. Ống hạn chế; 2. Con đội; 3. Chốt đẩy; 4. Chân điều chỉnh; 5. Thanh kéo; 6. Giá tỳ của chân; 7. Vít điều chỉnh; 8. Van bi; 9. Van hút; 10. Piston; 11. Lò xo của piston; 12. Cam; 13. Tay đòn; 14. Lò xo dẫn động piston.

10.7.3. Bơm cao áp của động cơ cỡ lớn

Bơm cao áp của động cơ tàu thủy và tĩnh tại cỡ lớn đều là bơm cao áp kiểu bơm Bosch nhưng là bơm rời (bơm lẻ) được dẫn động bằng các cam trên trục cam phối khí của động cơ vì thế về mặt cấu tạo phải dễ dàng thay đổi vị trí truyền động khi thay đổi góc phun sớm.

Trong bơm không có van cao áp nên khi kết thúc quá trình cung cấp nhiên liệu, áp suất trên đường ống cao áp bị giảm hoàn toàn.

Công suất lít của động cơ Diesel ngày một tăng, nên lượng nhiên liệu cung cấp cho chu trình cũng tăng, nhưng nhờ có biện pháp nâng cao tốc độ và áp suất nhiên liệu trong quá trình cung cấp nên thời gian cung cấp nhiên liệu tính theo góc quay trục khuỷu thay đổi không đáng kể. Để đạt được quy luật cung cấp nhiên liệu cần thiết phải cung cấp nhiên liệu khi bơm cao áp đang chuyển động với tốc độ cao, kết thúc cung cấp nhiên liệu phải giảm nhanh áp suất trên đường ống cao áp. Giảm tốc độ tăng áp suất và áp suất cực đại trong xi lanh động cơ có thể dùng bơm cao áp bậc thang hoặc phun hai pha.

Hình 10.35. Bơm cao áp của động cơ 50VTBF110 A. Lỗ trên xi lanh bơm cao áp; B. Đường nhiên liệu

vào bơm

Một phần của tài liệu 10 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)