Trục bơm; 2 cần điều khiển; 3 các đầu nối ống nhiên liệu cao áp ra; 4 đầu nối ống nhiên liệu vào.

Một phần của tài liệu 10 (Trang 26 - 30)

ống nhiên liệu vào.

1

3 2 2

Rô to mang các pít tông và con đội cùng quay trong quá trình làm việc. Khi rô to quay đến vị trí mà đường nạp 2 trùng với một cửa nạp 3 trên thân thì nhiên liệu trong khoang thấp áp với áp suất 5-6kg/cm2 do bơm chuyển nhiên liệu tạo ra sẽ đi qua van tiết lưu 13 và đường nhiên liệu thấp áp 12 nạp vào không gian giữa hai đỉnh pít tông và đẩy hai pít tông ra hai phía (hình 10.30a). Rô to quay tiếp sẽ đóng kín cửa nạp 3, sau đó vấu cam đẩy hai pít tông 1 đi vào thực hiện quá trình bơm, lúc đó đường phân phối nhiên liệu 6 trên đầu rô to trùng với một đường nhiên liệu ra 7 trên thân đưa nhiên liệu cao áp đến một vòi phun cấp cho xi lanh tương ứng của động cơ. Tiếp theo, đường nạp 2 lại thông với một cửa nạp kế tiếp trên thân bơm để thực hiện một chu trình mới nạp và cấp nhiên liệu cho một vòi phun của xi lanh kế tiếp.

Việc điều chỉnh lượng nhiên liệu cấp chu trình được thực hiện nhờ van tiết lưu 13 của cơ cấu điều khiển 9. Khi van mở to, nhiên liệu nạp vào nhiều sẽ đẩy hai pít tông 1 ra xa nhau hơn, còn khi van mở nhỏ thì ngược lại, hai pít tông gần nhau hơn. Do đó có thể thấy là khi thay đổi lượng cấp chu trình thì thời điểm bắt đầu cấp nhiên liệu thay đổi, còn thời điểm kết thúc cấp không đổi. Tải nhỏ thì cấp muộn, còn tải lớn thì cấp sớm. Do đó, có vấn đề là khi động cơ chạy không tải hoặc tải nhỏ thì thời điểm cấp nhiên liệu quá muộn so với yêu cầu của động cơ. Để khắc phục hiện tượng này, trong bơm DPA có cơ cấu tự động điều chỉnh góc phun sớm (thời điểm cấp nhiên liệu) theo tải. Khi giảm tải, cơ cấu này làm quay vành cam đi một góc ngược chiều quay của rô to để cấp nhiên liệu sớm lên, khắc phục hiện tượng cấp quá muộn như nói ở trên. Cơ cấu này hoạt động nhờ điều khiển nhiên liệu vào hoặc ra khỏi xi lanh của cơ cấu điều chỉnh 16 nhờ van điều khiển 9. Khi chạy toàn tải (lượng cấp lớn) thì đường nhiên liệu của xi lanh điều khiển 16 được nối vào đường hút của bơm chuyển nhiên liệu, xả hết nhiên liệu trong cơ cấu, làm cho pít tông của cơ cấu 16 nằm sát bên trái (hình 10.30c). Khi chạy ít tải, đường nhiên liệu của cơ cấu 16 được thông với khoang chứa nhiên liệu của bơm có áp suất 5-6 kg/cm2 làm nhiên liệu được bơm vào cơ cấu 16, đẩy pít

Hình 10.30. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bơm phân phối DPA

(a) Nạp nhiên liệu; (b) Bơm nhiên liệu; (c) Điều khiển toàn tải; (d) Điều khiển ít tải 1- pít tông bơm; 2- đường nạp trên rô to; 3- cửa nạp trên thân; 4- thân bơm; 5- rô to; 6- đường phân phối nhiên liệu cao áp; 7- đường nhánh phân phối nhiên liệu ra; 8- nhiên liệu

thấp áp cấp từ bơm chuyển; 9- cơ cấu điều khiển; 10- rãnh xả nhiên liệu từ cơ cấu điều chỉnh góc phun sớm; 11- rãnh cấp nhiên liệu đến cơ cấu điều chỉnh góc phun sớm; 12- đường nhiên liệu thấp áp đến đường nạp của bơm cao áp;13- van tiết lưu điều chỉnh lượng

nạp chu trình; 14- vành cam; 15- con đội con lăn; 16- xi lanh-pít tông của cơ cấu tự động

2 3 3 4 5 6 7 1 1 (a) 8 9 12 11 10 14 15 5 1 13 (b) (c) (d) 16

tông dịch vào giữa làm cho vành cam quay đi một góc ngược chiều quay của rô to (hình 10.30d).

10.6. HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU PT VÀ KIM BƠM LIÊN HỢP CUMMINS

Hình 10.31. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu bơm Cummins PT

Nguyên lý kết cấu và hoạt động của bơm Cummins

- Bơm bánh răng: có trang bị van điều áp và được bố trí phía sau bơm nhiên liệu. Được dẫn động nhờ trục chính, hút và đẩy nhiên liệu đến đầu phân phối

- Đầu phân phối: gồm một đĩa cố định, trên đĩa này có một lỗ nạp thông với bơm bánh răng, một lỗ thông với bơm phân lượng và một số lỗ khác bằng số xi lanh của động cơ thông với các bộ kim bơm liên hợp Cummins

- Bơm phân lượng:

Một đĩa quay, được điều khiển quay tròn với vận tốc bằng 1/2 vận tốc trục khuỷu. Trên đĩa quay có khoét nhiều lỗ sao cho lúc nó nằm ở vị trí A sẽ nối thông nhiên liệu từ bơm bánh răng đến bơm phân lượng. Khi ở vị trí B đĩa quay sẽ nối thông bơm phân lượng đến bộ kim bơm liên hợp để nạp nhiên liệu lên bộ này.

Động tác lên xuống của piston bơm phân lượng hút và bơm nhiên liệu đến bộ kim bơm liên hợp được dẫn động nhờ cam A và cần C. Lưu lượng nhiên liệu bơm đi tùy thuộc vào khoảng chạy của piston. Khoảng chạy này có thể thay đổi bằng cách điều khiển cần T và kéo thanh b qua trái hay phải. Nếu đẩy thanh b qua trái theo chiều Pd, khoảng chạy của piston tăng, nhiên liệu bơm đi nhiều. Nếu dịch qua phía phải sẽ bớt nhiên liệu. Cần T được điều khiển nhờ bộ điều tốc và cần gia tốc.

Sau khi định lượng, cam A đội cần C đẩy piston bơm phân lượng đi lên, ngay vào lúc đó, đĩa xoay nối liên lạc bơm phân lượng với bộ kim bơm liên hợp, nhiên liệu được nạp vào bộ này để chuẩn bị phun vào xi lanh động cơ.

Hình 10.32. Kết cấu và nguyên lý hoạt động (138/nguyen oanh) bơm Cummins PT 1. Nhiên liệu từ bơm tiếp vận đến; 2. Bơm tiếp vận; 3. Bơm phân lượng; 4. Nhiên liệu lên bộ

10.7. MỘT VÀI DẠNG KHÁC VỀ CẤU TẠO CỦA BƠM CAO ÁP

10.7.1. Bơm cao áp vòi phun (kim bơm liên hợp GM)

Bơm cao áp và vòi phun lắp liền (không có đường ống cao áp).

Loại bơm cao áp này đã được sử dụng rất rộng rãi ở trên các động cơ cao tốc lắp trên các thiết bị vận tải. Với loại bơm này áp suất phun khá lớn (120  140 MN/m2). Đặc tính tốc độ của nó phù hợp với yêu cầu thiết bị vận tải.

Một phần của tài liệu 10 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)