II. ĐỘC QUYỀN NHÓM
II.3 ĐƯỜNG CẦU TẬP QUYỀN GẤP KHÚC
TOP Sự cấu kết sẽ trở nên khó khăn hơn khi có nhiều doanh nghiệp trong ngành, khi sản phẩm của các doanh nghiệp không đồng nhất và khi các điều kiện về cầu và chi phí thay đổi nhanh chóng. Khi không có sự cấu kết, đường cầu của mỗi doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào phản ứng của các đối thủ như thế nào. Doanh nghiệp phải dự đoán các đối thủ của mình hành động như thế nào.
Giả sử ban đầu doanh nghiệp đang định giá P0 và sản xuất Q0 (hình 6.16). Mức giá này được hình thành có thể từ mức giá khi các doanh nghiệp cấu kết. Doanh nghiệp sẽ tin tưởng rằng nếu doanh nghiệp tăng giá một ít thì các doanh nghiệp khác sẽ không noi theo. Do vậy, một số khách hàng của doanh nghiệp sẽ chuyển sang mua hàng của các doanh nghiệp đối thủ. Thị phần của doanh nghiệp sẽ giảm sút đáng kể cho các doanh nghiệp khác khi doanh nghiệp tăng giá. Đường cầu của doanh nghiệp phía trên điểm A sẽ rất
co giãn. Ngược lại, doanh nghiệp cũng ý thức được rằng nếu doanh nghiệp giảm giá sản phẩm của mình thì các doanh nghiệp khác lại sẽ noi theo và như vậy thị phần của doanh nghiệp hầu như không thay đổi. Lượng bán của doanh nghiệp tăng chỉ bởi vì cả ngành nói chung di chuyển dọc phía dưới đường cầu khi mức giá chung giảm. Đường cầu của doanh nghiệp sẽ kém co giãn hơn nhiều khi giá giảm từ mức ban đầu P0. Đường cầu của doanh nghiệp bị gấp khúc tại điểm A.
Đường cầu gấp khúc dẫn đến một vấn đề rất quan trọng là đường MR của doanh nghiệp bị gián đoạn tại mức sản lượng Q0. Ở những mức sản lượng thấp hơn Q0, doanh thu biên là đoạn BC. Tại Q0, đường cầu bất ngờ kém co giãn và doanh thu sẽ bất ngờ giảm
sút. Q0 là mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp khi doanh nghiệp biết phản ứng của đối thủ. Khi sản lượng lớn hơn Q0, đường MR bất ngờ hạ thấp xuống phía dưới.
Mô hình này có một ẩn ý quan trọng. Giả sử đường MC của doanh nghiệp dịch chuyển lên xuống một đoạn nhỏ. Bởi vì, đường MR gián đoạn một đoạn thẳng đứng tại mức sản lượng Q0, doanh nghiệp cũng vẫn duy trì sản lượng tối ưu Qo và định giá P0. Khác với nhà độc quyền, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh giá và sản lượng khi đường cầu và đường MR dịch chuyển. Mô hình đường cầu
gấp khúc có thể giải thích vì sao các doanh nghiệp không phải luôn luôn điều chỉnh giá khi chi phí thay đổi.
Bảng 6.2 tóm tắt sự vận hành của các doanh nghiệp trong các cơ cấu thị trường khác nhau. Sức mạnh thị trường hay khả năng áp đặt giá của các doanh nghiệp trong các thị trường khác nhau. Doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo hầu như không có khả năng quyết định giá cả trên thị trường vì sản lượng mà doanh nghiệp cung ứng ra thị trường rất nhỏ so với sản lượng của cả ngành. Trong khi đó, doanh nghiệp độc quyền sản xuất toàn bộ sản lượng của ngành hoàn toàn có khả năng quyết định giá cả trên thị trường. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải quyết định đánh đổi giữa giá cả và sản lượng. Doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền nằm giữa hai thái cực cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền nên quyết định về sản lượng của họ mang cả những đặc điểm của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo và doanh nghiệp độc quyền.
Bảng 6.2. Cơ cấu thị trường
CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN HẢO
Đặc điểm Cạnh tranh
hoàn hảo Cạnh tranh độc quyền Độc quyềnnhóm độc quyền Đơn
Số lượng doanh nghiệp Nhiều Nhiều Ít Một
Khả năng ảnh hưởng tới giá cả Không Hạn chế Một số Đáng kể
Khó khăn trong việc gia nhập Không Không Một số Hoàn toàn
Thí dụ Cửa hàng bán gạo Cửa hàng ăn uống Xe hơi Điện lực
CÂU HỎI TOP
1. Điều kiện để trở thành độc quyền hoàn toàn là gì? 2. Độc quyền tự nhiên được hình thành như thế nào?
3. Hãy tìm một số thí dụ để minh họa việc bảo hộ bản quyền bằng phát minh của chính phủ đã tạo ra sự độc quyền. 4. Tại sao giá cả độc quyền cao hơn chi phí biên của nhà độc quyền?
6. Trong một ngành độc quyền hay ngành cạnh tranh, một phát minh làm giảm chi phí sản xuất sẽ làm giảm giá cả ngay khi phát minh đó được phổ biến. Tuy nhiên, trong ngành cạnh tranh, giá sẽ tiếp tục giảm sau khi công nghệ mới hoàn toàn thay thế cho công nghệ cũ, trong khi nhà độc quyền duy trì được giá cả sau khi thay thế công nghệ mới. Bạn có đồng ý với ý kiến này không? 7. Khi chính phủ đánh thuế trên đơn vị sản phẩm đối với nhà độc quyền, tổng doanh thu của nhà độc quyền có thể tăng hoạc giảm.
Bạn có đồng ý không?
8. Tại sao lại có chi phí xã hội đối với sức mạnh độc quyền? Nếu những gì mà nhà độc quyền dành được có thể tái phân phối lại cho người tiêu dùng, chi phí xaất đi không?
9. Tại sao không có đường cung trong độc quyền?
10. Tại sao sản lượng của nhà độc quyền tăng lên nếu chính phủ bắt buộc nó phải hạ giá? nếu chính phủ muốn đặt giá trần mà làm tối đa sản lượng của nhà độc quyền, mức giá này là bao nhiêu?
11. Có phải việc tăng cầu đối với sản phẩm của nhà độc quyền luôn dẫn đến giá cao hơn không? 12. Có những nguồn gốc sức mạnh độc quyền nào? Cho ví dụ.
13. Hãy giải thích tại sao số lượng thành viên của một cartel càng lớn thì nó càng kém ổn định.
14. Tại sao một cartel không ngay lập tức đóng cửa một số thành viên để những thành viên còn lại có thể sản xuất mức sản lượng tại đó chi phí trung bình thấp nhất?
15. Những yếu tố nào quyết định sự thành công của một liên minh?
BÀI TẬP TOP