IV.1 CHÍNH SÁCH PHÂN BIỆT GIÁ HOÀN TOÀN

Một phần của tài liệu LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG (Trang 90 - 92)

I. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN 4.KHÁI NIỆM

Đây cũng chính là mối quan hệ giữa giá cân bằng (75 đơn vị tiền) và chi phí biên của nhà độc quyền (50 đơn vị tiền).

IV.1 CHÍNH SÁCH PHÂN BIỆT GIÁ HOÀN TOÀN

TOP Chính sách phân biệt giá hoàn toàn (hay còn gọi là chính sách phân biệt giá cấp một) là chính sách mà trong đó nhà độc quyền ấn

định cho mỗi (nhóm) khách hàng một mức giá tối đa mà người đó có thể trả. Mức giá đó gọi là giá sẵn sàng trả hay giá đặt trước của

người tiêu dùng.

Nếu nhà độc quyền có thể xác định rõ nhu cầu của từng khách hàng hay từng nhóm khách hàng của mình, họ có thể định giá cao nhất mà (nhóm) khách hàng của mình có thể trả. Với cách định giá này, nhà độc quyền sẽ “bòn rút” hết thặng dư tiêu dùng của người tiêu dùng bởi vì nhà độc quyền định cho mỗi khách hàng mức giá tối đa mà họ có thể trả. Hình 6.8 mô tả quyết định cung của nhà độc quyền khi áp dụng cách định giá này.

Với cách định giá như nêu trên, nhà độc quyền định các mức giá khác nhau cho mỗi (nhóm) khách hàng. Do vậy, khi di chuyển dọc xuống theo đường cầu D, ta biết được mức giá mà tại đó từng sản phẩm có thể bán ra. Khi giảm giá sản phẩm bán thêm, ta không phải giảm giá cho các sản phẩm đã bán trước đó. Cụ thể, nhà độc quyền sẽ bán Q1 sản phẩm ở mức giá P1; (Q2 - Q1) sản phẩm ở mức giá P2, v.v. Như vậy, doanh nghiệp sẽ thu thêm được một số tiền bằng đúng với giá của sản phẩm bán thêm (MR = P). Chúng ta

cũng nên lưu ý rằng biểu thức MR = P ở đây không giống như trường hợp của doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Giá trong phân biệt giá hoàn toàn của nhà độc quyền giảm dần khi trượt dọc theo đường xuống phía dưới, trong khi giá của doanh nghiệp cạnh tranh cố định.

Do MR = P ở các mức sản lượng khác nhau nên đường cầu cũng là đường doanh thu biên của nhà độc quyền trong trường hợp phân biệt giá hoàn toàn. Doanh thu biên của sản phẩm cuối cùng là giá mà sản phẩm có thể bán được. Khi đó, nhà độc quyền sẽ sản

xuất mức sản lượng Q* tương ứng với điểm C, tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên. Mức sản lượng tối ưu sẽ là Q*. Thu nhập của nhà độc quyền sẽ là diện tích FCQ*O. Trong khi đó, nếu không áp dụng giá phân biệt, doanh nghiệp sẽ sản xuất Qm, tại đó MR = MC và bán toàn bộ số lượng sản phẩm này ở mức giá là Pm. Khi đó, doanh thu của nhà độc quyền là diện tích PmAQmO.

Ta thấy rằng doanh thu của nhà độc quyền sẽ tăng đáng kể khi phân biệt giá hoàn toàn, trong khi chi phí sản xuất của nhà độc quyền là không đổi. Chính điều này làm cho lợi nhuận của nhà độc quyền tăng lên.

Tuy nhiên, trong thực tế, việc phân biệt giá hoàn toàn có thể khó thực hiện vì:

· Nhà độc quyền khó có thể định từng mức giá khác nhau cho (nhóm) từng khách hàng khác nhau. · Nhà độc quyền khó có thể xác định mức giá mà từng (nhóm) người tiêu dùng sẵn lòng trả.

Thí dụ: Chúng ta hãy trở lại thí dụ 6.1 nhưng xét trường hợp nhà độc quyền này có thể áp dụng chính sách giá phân biệt hoàn toàn. Doanh nghiệp sản xuất và bán ra đến khi giá của đơn vị sản phẩm cuối cùng bằng với chi phí biên. Khi đó, sản lượng của doanh nghiệp sẽ là:

P = 100 - 0,05Q = MC = 0,1Q  Q = 666 đơn vị sản phẩm.

Tại mức sản lượng này, giá và chi phí biên là:

P = MC = 66,6 đơn vị tiền.

Bây giờ, chúng ta tính doanh thu của nhà độc quyền trong trường hợp phân biệt giá hoàn toàn bằng cách sử dụng tích phân:

TR = 55.511 đơn vị tiền.

Tổng chi phí: đơn vị tiền.

Vậy lợi nhuận sẽ là:

đơn vị tiền.

Ta thấy lợi nhuận của nhà độc quyền sẽ tăng đáng kể so với chính sách một giá (15.000) trong thí dụ 6.1. Với chính sách giá này, sản lượng của nhà độc quyền sẽ tăng lên bằng đúng với sản lượng của ngành cạnh tranh. Người tiêu dùng mua đơn vị sản phẩm cuối cùng sẽ có mức giá bằng với giá cạnh tranh nhưng những người mua trước đó sẽ phải với giá cao nhất mà mình có thể trả. Tất cả thặng dư tiêu dùng sẽ rơi vào tay nhà độc quyền.

Một phần của tài liệu LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w