II3 KHÔNG CÓ ĐƯỜNG CUNG TRONG ĐỘC QUYỀN

Một phần của tài liệu LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG (Trang 86 - 87)

I. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN 4.KHÁI NIỆM

7. ĐƯỜNG CẦU TẬP QUYỀN GẤP KHÚC

II3 KHÔNG CÓ ĐƯỜNG CUNG TRONG ĐỘC QUYỀN

TOP Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, đường cung của doanh nghiệp chính là đường chi phí biên. Tổng hợp đường cung của từng doanh nghiệp ta có đường cung của ngành. Trong độc quyền, cách xây dựng đường cung như trên không thể thực hiện được. Mức cung của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào đường cầu và doanh thu biên. Với một đường cầu cố định, "đường cung" độc quyền chỉ là một điểm, điểm kết hợp giữa giá và sản lượng tại đó MR = MC (điểm B trong các hình 6.4 và 6.5). Nếu đường cầu dịch chuyển, đường MR sẽ dịch chuyển theo và một mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận mới sẽ được chọn. Tuy nhiên, nối các điểm cân bằng này lại để

hình thành một "đường cung" sẽ không có ý nghĩa. Hình dạng đường này sẽ rất kỳ lạ, phụ thuộc vào độ co giãn của đường cầu thị trường khi nó dịch chuyển. Như vậy, doanh nghiệp độc quyền không có một "đường cung" xác định (hình 6.6).

Hình 6.6 cho thấy mức cung của nhà độc quyền phụ thuộc vào hình dạng và vị trí của đường cầu. Với đường cầu D và

đường doanh thu biên tương ứng MR, nhà độc quyền sản xuất q1 và bán ra ở mức giá P1. Tuy nhiên khi đường cầu dịch chuyển đến D' và đường MR thành MR', nhà độc quyền sản xuất q2 tại mức giá P1. Vẫn ở mức giá P1, khi đường cầu thay đổi sản lượng của nhà độc quyền sẽ thay đổi theo. Như vậy, biết được giá đó, ta không thể cứ thế suy ra lượng cung khi không biết nhu cầu và doanh thu biên. Do nhà độc quyền biết rằng sản lượng tác động đến cả chi phí biên và doanh thu biên, hai đại lượng biên này phải được xem xét cùng một lúc. Nhà độc quyền không có đường cung độc lập với các điều kiện về cầu.

Một phần của tài liệu LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w