(422) Như vậy, để tối đa hóa doanh thu, doanh nghiệp cần chọn mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng

Một phần của tài liệu LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG (Trang 58 - 59)

Như vậy, để tối đa hóa doanh thu, doanh nghiệp cần chọn mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng 0.

Thí dụ: Chúng ta trở lại thí dụ trong phần nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận ở trên. Giả sử doanh nghiệp muốn đạt doanh thu tối đa thay vì lợi nhuận tối đa, hỏi doanh nghiệp cần sản xuất sản lượng là bao nhiêu?

Giải: Hàm doanh thu của doanh nghiệp:

TR = P.q = (50 - 0,1q)q = 50q - 0,1q2 Hàm doanh thu biên của doanh nghiệp:

MR = 50 - 0,2q Để tối đa hóa doanh thu, doanh nghiệp đặt: MR = 0.

Û 50 - 0,2q = 0

Û q = 250 đvsp.

Khi đó giá bán của doanh nghiệp sẽ là:

P = 50 - 0,1.250 = 25 đvt. Doanh thu đạt được:

TR = 25. 250 = 6250 đvt.

Đây là doanh thu tối đa mà doanh nghiệp có thể đạt được. Ta có thể minh họa điều này bằng đồ thị của hàm doanh thu. Vì

doanh thu là hàm số bậc hai của q và hệ số của q2 âm (-0,1), nên đường TR có dạng hình parabol lật úp với đỉnh là cực đại (hình 4.19).

Chi phí để sản xuất ra 250 đvsp:

TC = 0,1.2502 + 10.250 + 1000 = 9750 đvt.

Lợi nhuận thu được:

p = TR - TC = 6250 - 9750 = -3.500 đvt.

Nhận xét: Với mục tiêu tối đa hóa doanh thu, doanh nghiệp sản xuất mức sản lượng cao hơn so với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Đó là mức sản lượng mà doanh nghiệp có thể thu được doanh thu lớn nhất. Tuy nhiên, khi đó, giá bán của doanh nghiệp giảm đáng kể, làm cho doanh nghiệp bị lỗ 3500 đvt. Mặc dù doanh thu thu được là cao nhất nhưng do chi phí sản xuất tăng rất nhanh nên doanh nghiệp bị lỗ.

Trong thực tế, một số doanh nghiệp khi theo đuổi mục tiêu tối đa hóa doanh thu có thể chấp nhận chịu lỗ trong một khoảng thời gian nhất định. Khi đã chiếm lĩnh được thị trường và đạt được tính kinh tế nhờ quy mô, các doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận trong dài hạn (xem Chương 6).

Tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa doanh thu. Vấn đề đặt ra là liệu rằng một doanh nghiệp có thể đồng thời theo đuổi cả hai mục tiêu: tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa doanh thu hay không. Chúng ta hãy xem xét lại điều kiện để tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa doanh thu để trả lời cho câu hỏi này.

Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp đặt: MR = MC. Trong khi đó, để tối đa hóa doanh thu, doanh nghiệp đặt: MR = 0. Ta thấy rằng hai điều kiện này sẽ cùng được thỏa mãn khi MR = MC = 0. Điều này không thể xảy ra bởi vì MC không thể bằng 0. Để sản xuất ra thêm một sản phẩm nào đó, doanh nghiệp nhất thiết phải tốn thêm tiền cho sản phẩm đó nên MC luôn luôn dương (MC > 0).

Do vậy, ta có thể kết luận một doanh nghiệp không thể vừa theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận,vừa theo đuổi mục tiêu tối đa hóa doanh thu. Ví dụ trên là một minh họa cho điều chúng ta vừa vừa theo đuổi mục tiêu tối đa hóa doanh thu. Ví dụ trên là một minh họa cho điều chúng ta vừa chứng minh. Doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận tối đa là 1000 đvt khi chọn mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Trong khi đó, nếu doanh nghiệp chọn mục tiêu tối đa hóa doanh thu thì doanh thu tối đa thu được là 6250 đvt. Khi đó, doanh nghiệp bị lỗ.

Một phần của tài liệu LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w