Chương này nghiên cứu hành vi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết mối quan hệ giữa sản lượng, chi phí và lợi nhuận Nói cách khác, chúng ta sẽ nghiên cứu cách thức các

Một phần của tài liệu LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG (Trang 25 - 26)

IV. TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN VỚI CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CÂU HỎI THẢO LUẬN

Chương này nghiên cứu hành vi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết mối quan hệ giữa sản lượng, chi phí và lợi nhuận Nói cách khác, chúng ta sẽ nghiên cứu cách thức các

quan hệ giữa sản lượng, chi phí và lợi nhuận. Nói cách khác, chúng ta sẽ nghiên cứu cách thức các doanh nghiệp quyết định sản lượng và tính toán các chi phí để thu được lợi nhuận tối đa.

I. SẢN XUẤT LÀ GÌ? TOP

Sản xuất là hoạt động tạo ra sản phẩm của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nói cách khác, sản xuất là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra (hay là sản phẩm).

I. 1.YẾU TỐ ĐẦU VÀO VÀ YẾU TỐ ĐẦU RA TOP

Yếu tố đầu vào hay còn gọi là yếu tố sản xuất là bất kỳ hàng hóa hay dịch vụ nào được dùng để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ khác.

Yếu tố đầu vào bao gồm lao động, máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, năng lượng, v.v. Hàng hóa và dịch vụ là những đầu

ra của sản xuất.

Thí dụ, Công ty Coca Cola sử dụng các yếu tố đầu vào là lao động, máy móc thiết bị, nước, gaz, đường, v.v. để sản xuất ra

nước giải khát. Lao động ở đây có thể được hiểu là thời gian làm việc của người vận hành máy móc, nhà quản lý, công nhân v.v. Các

yếu tố sản xuất khác được gọi chung là vốn như: nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, v.v. Chúng ta có thể thấy rằng mỗi quá trình sản xuất cụ thể sẽ cần những yếu tố đầu vào riêng của chúng. Chẳng hạn, yếu tố đầu vào của một buổi hòa nhạc là thời gian làm việc của người biểu diễn, kỹ thuật viên âm thanh, nhà quản lý nhà hát và những người có liên quan, các thiết bị âm thanh, v.v. Để sản

xuất ra lúa gạo, chúng ta cần có nước, phân, lao động, giống, v.v. Vì vậy, để nghiên cứu một quá trình sản xuất tổng quát, chúng ta có thể chia các đầu vào, theo tiêu thức chung nhất của mọi quá trình sản xuất, thành lao động và vốn. Chúng ta nên lưu ý rằng công nghệ

sản xuất ra một sản phẩm nào đó không thuộc phạm vi nghiên cứu của kinh tế học mà là đối tượng của các nhà kỹ thuật. Các nhà kinh tế chỉ quan tâm đến hiệu quả của việc sản xuất ở một trình độ công nghệ nhất định.

I. 2.CÔNG NGHỆ

TOP Mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và đầu ra được quyết định bởi kỹ thuật sản xuất hay còn gọi là công nghệ. Công nghệ là cách thức sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ. Công nghệ được cải tiến khi có những phát minh khoa học mới được áp dụng trong sản xuất. Công

nghệ tiến bộ sẽ dẫn đến những phương pháp sản xuất mới mà chúng có thể sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Điều này có nghĩa là những công nghệ mới có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn với cùng số lượng các yếu tố đầu vào như trước hay thậm chí ít hơn. Với những công nghệ mới, máy móc thiết bị có năng suất cao hơn và công nhân có thể đạt năng suất cao hơn. Những điều này làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế.

I. 3. HÀM SẢN XUẤT

TOP Mối quan hệ giữa số lượng các yếu tố đầu vào và số lượng đầu ra (sản phẩm) làm ra của quá trình sản xuất được biểu diễn bằng hàm sản xuất. Hàm sản xuất của một loại sản phẩm nào đó cho biết số lượng sản phẩm tối đa của sản phẩm đó (ký hiệu là q) có thể

được sản xuất ra bằng cách sử dụng các phối hợp khác nhau của vốn (K) và lao động (L), với một trình độ công nghệ nhất định. Vì thế, hàm sản xuất thông thường được viết như sau:

(4.1)

trong đó: q là số lượng sản phẩm tối đa có thể được sản xuất ra ở một trình độ công nghệ nhất định ứng với các kết hợp của các yếu tố đầu vào là lao động (L) và vốn (K) khác nhau. Hàm sản xuất chỉ có ý nghĩa đối với những giá trị không âm của K và L. Thông

thường hàm sản xuất được giả định là hàm số đồng biến với vốn và lao động, nghĩa là và trong miền xác định của hàm số sản xuất vì trong một chừng mực nhất định, khi sử dụng nhiều yếu tố đầu vào hơn, nhà sản xuất sẽ sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn.

Số lượng sản phẩm q sản xuất ra thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi của số lượng vốn và lao động. Hàm sản xuất trong phương trình (4.1) áp dụng cho một trình độ công nghệ nhất định. Một hàm số f cụ thể có thể đặc trưng cho một trình độ công nghệ

nhất định. Khi công nghệ thay đổi thì hàm sản xuất sẽ thay đổi và số lượng sản phẩm sản xuất ra sẽ lớn hơn với cùng số lượng các yếu tố như trước hay thậm chí ít hơn.

Một phần của tài liệu LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w