Xác định lưu lượng tính toán

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí số 35 tại đây (Trang 54)

đến ảnh hưởng của BĐKH mà cụ thể là những dự báo về sự thay đổi về lượng mưa.

Mặt khác, kịch bản BĐKH hiện nay mới chỉ dự báo được sự thay đổi lượng mưa ngày lớn nhất trung bình chứ chưa có dự báo về sự thay đổi lượng mưa thời đoạn. Vì vậy, để có thể lồng ghép ứng phó với BĐKH trong việc tính toán lưu lượng dòng chảy nước mưa theo phương pháp cường độ giới hạn cần trở lại công thức tính lưu lượng lớn nhất dựa trên lượng mưa lớn nhất thời đoạn và mối liên hệ giữa lượng mưa lớn nhất thời đoạn với lượng mưa ngày lớn nhất theo đường cong triết giảm mưa đã được lập cho các vùng mưa trên toàn lãnh thổ Việt Nam (TCVN 9845:2013). Theo đó, công thức tính toán lưu lượng dòng chảy lớn nhất từ số liệu đo mưa có dạng: ( ) 16,67 p np Q = ψ t H× × ×ϕ F (4) Trong đó:

Qp - lưu lượng đỉnh lũ thiết kế ứng với tần suất thiết kế p(m3/s)

Hnp - lượng mưa ngày lớn nhất ứng với tần suất thiết kế p(%)

F - diện tích lưu vực (km2) φ - hệ số dòng chảy

ψ(τ) - tọa độ đường cong triết giảm mưa được xây dựng cho 18 vùng mưa trên lãnh thổ Việt Nam theo TCVN9845:2013, phụ thuộc vào thời gian mưa tính toán (t).

Từ kịch bản BĐKH dự báo sự thay đổi lượng mưa ngày lớn nhất trung bình có thể xác định được lượng mưa ngày lớn nhất ứng với tần suất thiết kế (p), sau khi xác định được thời gian mưa tính toán có thể sử dụng công thức (4) để tính được lưu lượng dòng chảy.

3. Đề xuất cách xác định lưu lượng tính toán trong thiết kế quy hoạch mạng lưới thoát nước mưa đô thị có tính kế quy hoạch mạng lưới thoát nước mưa đô thị có tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Theo công thức (4) ở trên, ta thấy rằng có thể lồng ghép ứng phó BĐKH trong tính toán lưu lượng nước mưa thông qua sự thay đổi của lượng mưa ngày thiết kế trên tất cả các vùng lãnh thổ, được lấy trong các kịch bản BĐKH.Nhóm nghiên cứu đề xuất cách xác định lưu lượng nước mưa của các tuyến cống có tính đến ảnh hưởng của BĐKH, cụ thể như sau:

Bước 1: Căn cứ bản đồ quy hoạch chiều cao; bản đồ quy hoạch sử dụng đất khu vực nghiên cứu thiết kế; bản đồ tổ chức không gian và kiến trúc cảnh; bản đồ quy hoạch mạng lưới đường cống thoát nước mưa, xác định lưu vực tính toán của đoạn cống thiết kế, tính diện tích và hệ số dòng chảy trung bình cho lưu vực thiết kế. Theo đó, diện tích lưu vực (F) được đo trực tiếp trên bản đồ; hệ số dòng chảy trung bình (φ) của lưu vực xác định theo cách tính thông thường của TCVN-7957:2008 hiện đang được áp dụng.

Bước 2: Xác định thời gian mưa tính toán bằng thời gian tập trung dỏng chảy theo cách tính của phương pháp cường độ mưa giới hạn sử dụng trong TCVN:7957. Theo đó thời gian tập trung dòng chảy là thời gian nước mưa rơi xuống từ điểm xa nhất trong lưu vực chảy đến tiết diện tính toán, (t) có thể xác định theo công thức (3).

Bước 3:Lựa chọn tần suất thiết kế p (hoặc chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán Pc) cho đoạn cống phụ thuộc vào quy mô, tính chất của khu vực thiết kế. Có thể tham khảo theo quy định tại TCVN 7957: 2008.

Bước 4: Xác định lượng mưa ngày lớn nhất ứng với tần suất thiết kế (Hnp) có tính đến ảnh hưởng của BĐKH bằng cách lồng ghép thông số dự báo sự thay đổi của lượng mưa cực trị theo kịch bản BĐKH trong quá trình vẽ đường tần suất lượng mưa ngày lớn nhất cụ thể như sau:

- Thu thập số liệu đo lượng mưa ngày lớn nhất hàng năm lập thành chuỗi số liệu thông kê.

- Tính các tham số thống kê (số bình quân, hệ số phân tán, hệ số thiên lệch) và vẽ đường tần suất kinh nghiệm.

- Vẽ đường tần suất lý luận và hiệu chỉnh để thu được đường tần suất sử dụng thiết kế, trong đó số bình quân của chuỗi số liệu thống kê được hiệu chỉnh theo dự báo biến đổi của lượng mưa 1 ngày lớn nhất theo kịch bản của BĐKH.

- Căn cứ vào kêt quả vẽ đường tần suất, xác định được lượng mưa ngày lớn nhất ứng với tần suất thiết kế đã tính đến ảnh hưởng của BĐKH

Bước 5: Căn cứ vào thời gian mưa tính toán và địa điểm khu vực thiết kế tra bảng Tọa độ đường cong mưa của các phân cùng mưa rào Việt Namtrong TCVN 9845: 2013 để xác định được giá trị

Bước 6: Xác định lưu lượng thiết kế (Q) theo công thức (4)

4. Ví dụ tính toán

Giả sử tính toán lưu lượng nước mưa có cho đường cống thoát nước tại một đô thị, căn cứ vào bản đồ quy hoạch xác định được diện tích lưu vực F= 0,7(km2) = 70(ha); hệ số dòng chảy trung bình bình φ = 0,55; thời gian mưa tính toán t = 30(p); chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán là Pc = 20 năm, tương đương tần suất thiết kế p = 5%.

a. Trường hợp tính toán chưa kể đến ảnh hưởng của BĐKH

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí số 35 tại đây (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)