Khó khăn, thuận lợi và địnhhướng phát triển công nghệ thông tin trong giảng dạy môn thủy lực

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí số 35 tại đây (Trang 35 - 36)

nghệ thông tin trong giảng dạy môn thủy lực

3.1. Một số rào cản cơ bản

Sở dĩ những thành tựu về công nghệ thông tin chưa được ứng dụng nhiều trong quá trình dạy - học cho sinh viên là do các nguyên nhân chủ yếu sau đây.

+ Do thói quen của giảng viên vẫn dùng phấn và bảng để giảng dạy là chủ yếu, truyền thụ kiến thức 1 chiều, sinh viên phải học thuộc bài. Bản thân giáo viên cũng chưa thực sự vận động tự thay đổi mình, vẫn coi những tài liệu được xuất bản lần đầu từ năm 50 của thế kỷ trước làm chuẩn, nhiều giờ dạy được giảng viên tiến hành như một giờ diễn thuyết, thậm chí giảng viên còn đọc chậm cho sinh viên chép lại những gì có sẵn mà mình đã thuộc từ nhiều năm về trước,

mà không có cập nhật, bổ sung và ứng dụng tin học vào bài giảng, không gây được sự nhiệt tình và hứng thú tìm hiểu mở rộng của sinh viên. Điều đó làm cho công nghệ thông tin, dù đã được đưa vào quá trình dạy học vẫn chưa phát huy hiệu quả [7].

+ Đối với sinh viên, tồn tại lớn nhất là thói quen thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì giảng viên đã giảng, chỉ biết những kiến thức mà giáo viên đã cung cấp. Chưa có tìm hiểu, phản hồi lại những ý kiến cần trong bài giảng với giáo viên, thói quen làm cho sinh viên kém hứng thú với môn học, đặc biệt môn thủy lực địa cương với khối lượng công thức lớn, loại bài tập nhiều.

+ Thực tế hiện nay, việc ứng dụng CNTT đôi khi chỉ chú trọng vào trang thiết bị trong khi việc đào tạo, khuyến khích áp dụng tin học vào cải tiến chương trình học còn ít. Ðiều này dẫn đến thực trạng giáo viên không sử dụng được hết các ứng dụng của trang thiết bị. Trong xu thế giáo dục 4.0, giáo viên không chỉ dạy những gì mình có, mà phải dạy những gì người học cần cho tương lai. Yêu cầu này đòi hỏi giáo viên phải liên tục cập nhật kiến thức hằng năm thông qua các nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, trên các tạp chí quốc tế. Ðồng thời thường xuyên phải được đánh giá để bổ sung và cập nhật bài giảng cho phù hợp với các nghiên cứu phát triển mới trên thế giới [8].

3.2. thuận lợi áp dụng tin học vào giảng dạy tại Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội

+ Thiết bị máy tính hầu như từ sinh viên đến giảng viên đều có.

+ Các phòng học có đầy đủ thiết bị máy chiếu Projector. + Hệ thống internet được phổ cập.

+ Các video, phần mềm được phổ biến trên mạng, có thể tải về sử dụng nghiên cứu.

3.3. Định hướng áp dụng tin học vào giảng dạy môn thủy lực đại cương

Để môn học Thủy lực đại cương trở nên hứng thú hơn cho sinh viên, thu hút sinh viên tập trung nghiên cứu về môn

học, cần có nhưng định hướng áp dụng phần mềm lồng ghép trong giảng dạy và nghiên cứu:

+ Sử dụng bài giảng được thiết kế trên Powerpoint linh động, lồng ghép hình ảnh ứng dụng môn học vào thực tế.

+ Tận dụng các video mô phỏng các thí nghiệm có trong chương trình giảng dạy, như video về thí nghiệm Reynolds, phương trình liên tục, phương trình Becnoulli...

+ Giới thiệu các phần mềm tính toán thủy lực, áp dụng phần mềm này tính toán diễn họa các công thức trong chương trình giảng dạy, như áp dụng bộ phần mềm của Daxesoft giới thiệu ở trên để mô phỏng tính toán thủy lực các chương 4, 5, 6 và 7.

+ Đưa các phần mềm tính toán thủy lực vào nội dung bài tập về nhà và chấm điểm bài tập này để đưa vào một phần của điểm quá trình môn học của sinh viên.

+ Khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học về môn thủy lực thông qua ứng dụng, lập trình phần mềm tin học.

4. Kết luận

- Việc sử dụng kết hợp phần mềm tin học vào giảng dạy thủy lực đại cương làm nổi bật yếu tố đặc trưng của môn học (tính thực nghiệm), giúp sinh viên nhanh chóng nắm vững kiến thức, tạo hứng thú học tập, sự linh động cho việc truyền đạt kiến thức, đem lại hiệu quả sư phạm cao hơn, tận dụng được đầy đủ các trang thiết bị hiện đại của Trường.

- Bộ phần mềm tính toán thủy lực gồm 3 phần mềm Pipe flow advisor, Pipe flow wizard, pipe flow expert đã mô phỏng tính toán thủy lực của 4 chương cơ bản từ chương 4 đến chương 7 trong giáo trình môn học thủy lực đại cương, điều này rất thuận lợi cho giảng dạy và mô phỏng lại các kiến thức, giúp sinh viên hứng thú hơn cho môn học.

- Ứng dụng phần mềm tin học vào thiết kế bài giảng và giảng dạy là xu hướng phát triển chung hiện nay, giảng viên cần nỗ lực hơn để có những bài giảng hay, truyền tải nhiều nội dung và cập nhật những cái mới, đáp ứng với xu thế đào tạo trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay./.

T¿i lièu tham khÀo

1. Đỗ Mạnh Cường (2008), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, NXB ĐH Quốc gia TP. HCM.

2. Nguyễn Minh Đức (2007), Hoàn thiện công việc văn phòng với PowerPoint 2003, NXB Giao thông vận tải.

3. Phạm Xuân Quế (2007), Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động nhận thức vật lý tích cực, tự chủ và sáng tạo, NXB ĐHSP, 2007.

4. Ngô Tứ Thành (2008), Giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy ở các trường đại học ICT hiện nay. Tạp chí Khoa học ĐHQG HN, số 24 năm 2008, tr.237-242.

5. Nguyễn Minh Ngọc (2016). Nghiên cứu áp dụng phần mềm pipe flow expert trong tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước. Đề tài NCKH cấp Trường, 2016.

6. Nguyễn Minh Ngọc (2019). Nghiên cứu áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong thiết kế hệ thống cấp nước trong nhà. Đề tài khoa học Trường ĐH Kiến trúc HN.

7. Phó Đức Hòa (2009), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực, NXB Giáo dục.

8. VVOB (2010). Công nghệ thông tin cho dạy học tích cực, NXB Giáo dục, 2010.

9. https://www.pipeflow.com/

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí số 35 tại đây (Trang 35 - 36)