Khái quát về BIM và xu hướng phát triể nở Việt Nam

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí số 35 tại đây (Trang 30)

Mô hình thông tin xây dựng (BIM) theo Ủy ban Dự án Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ được định nghĩa như sau: BIM là một mô tả dạng kỹ thuật số của các đặc điểm về mặt vật lý và công năng của một tiện ích (công trình) [5]. Nhưng theo EastMan (2011) thì “BIM là tiến trình tạo dựng và sử dụng mô hình kỹ thuật số cho công việc thiết kế, thi công và cả các quá trình quản lý, vận hành, bảo trì công trình” [3]. Hiện nay, BIM đã và đang trở thành một trong những xu hướng phát triển của ngành xây dựng, công nghệ BIM đã đưa ra các phương án thay đổi về cách thiết kế, thi công và quản lý một dự án thiết thực và phù hợp thực tế hơn.

Từ những thập niên 70 của thể kỷ 20, khái niệm Mô hình thông tin công trình – BIM (Building Information Modeling) đã xuất hiện, khởi đầu bởi Douglas C. Englebart (1962) một kiến trúc sư đưa khái niệm mô hình thông tin vào thiết kế, được áp dụng dưới dạng các mô hình 3 chiều (3D) [1]. Sang thế kỷ 21, tin học phát triển với những công cụ ngày càng mạnh, BIM đã dần trở nên phổ thông hóa và được triển khai trên toàn cầu. Trong công nghệ BIM, nổi bật với phần mềm Revit của Autodesk được phát hành từ 2004 và được áp dụng phổ biến tại hầu hết các quốc gia trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, công nghệ BIM còn được thể hiện thông qua các phần mềm như Tekla (năm 2011 được Trimble Navigation mua lại và phát triển), Navisworks (Năm 2007 được Autodesk mua lại và phát triển)…[2].

Công nghệ BIM đã phát triển rộng rãi trên toàn cầu, các trung tâm, viện, hiệp hội về BIM được thành lập trải rộng ở các quốc gia từ Châu Á (Viện mô hình thông tin xây dựng Hồng Kông - 2015, Hiệp hội xây dựng mô hình thông tin xây dựng Iran - 2012…), Châu Âu (Hội BIM của Cộng hòa Séc - 2011, kế hoạch SMART tại Pháp, Đức, Ý…), Bắc Mỹ (Hội đồng BIM Canada thành lập 2008), Châu Phi (Viện BIM Nam Phi, được thành lập vào

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí số 35 tại đây (Trang 30)