Tóm tắt
Tóm tắt
Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia Email: minhnguyen106@gmail.com
ĐT: 0888542555
Ngày nhận bài: 08/01/2019 Ngày sửa bài: 23/02/2019 Ngày duyệt đăng: 01/03/2019
1. Tổng quan về ITS và quy hoạch ITS
ITS có thể định nghĩa là ứng dụng của công nghệ tính toán, thông tin và liên lạc trong việc quản lý xe cộ và các mạng lưới có liên quan đến sự di chuyển của người và hàng hóa trong thời gian thực; giúp tổ chức giao thông an toàn, thuận tiện hơn và hạn chế các tai nạn, sự cố khi tham gia giao thông.
Chức năng chính của ITS là quản lý, vận hành, giám sát và cung cấp các dịch vụ về giao thông vận tải; đảm bảo giao thông thông suốt, thuận tiện và an toàn (hình 1).
Như vậy, quy hoạch hệ thống giao thông thông minh cần lưu lấy Trung tâm quản lý giao thông là chính để kết nối giao thông đa phương tiện; hệ thống giám sát giao thông, thu phí điện tử, đèn tín hiệu, điều khiển giao thông… Thông qua trung tâm, với hệ thống quản lý thông minh cung cấp cho người tham gia giao thông những thông tin kịp thời và chính xác nhất để lựa chọn hành trình, loại phương tiện tham gia…
Theo tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), dịch vụ ITS cung cấp cho người sử dụng bao gồm 11 nhóm và 44 dịch vụ cơ bản (xem bảng 1). Người sử dụng bao gồm các cá nhân, chủ các đoàn xe, chủ doanh nghiệp, chủ hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông… Các dịch vụ này được điều phối, cung cấp một cách thống nhất bởi trung tâm quản lý giao thông.
Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và phát triển ITS, các nhà đô thị học đã tổng hợp những dịch vụ ưu tiên của ITS theo quy mô đô thị. Đây là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để áp dụng xây dựng hệ thống ITS cho các đô thị thông minh.
Áp dụng công nghệ tiên tiến để hỗ trợ việc quản lý dòng phương tiện trở nên phổ biến trong hơn nửa thế kỷ qua. Từ những năm 60 của thế kỷ 20, Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu hệ thống giao thông thông minh đầu tiên với việc điều khiển hệ thống tín hiệu đèn giao thông. Không lâu sau đó, một số quốc gia Châu Âu, Châu Á (đặc biệt là Nhật Bản) cũng bắt tay vào nghiên cứu lĩnh vực này.
Trải qua lịch sử hình thành và phát triển ITS, để triển khai thành công ITS trong giao thông đô thị nói riêng và giao thông vận tải quốc gia nói chung, các nước tiên phong đã thành lập các tổ chức ITS thống nhất, có vai trò, chức năng nghiên cứu, lập kế hoạch phát triển và ứng dụng hệ thống ITS. Các kế hoạch phát triển ITS được lồng ghép trong khung quy hoạch chiến lược phát triển đô thị của từng nước, để từ đó đề xuất các chương trình hoạt động cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật. Ví dụ tại Mỹ; Bộ giao thông vận tải (DOT) phối hợp với tổ chức ITS America lập quy hoạch quốc gia về chương trình ITS thành 3 phần riêng biệt: Quy hoạch cho chương trình trong tầm nhìn 5 năm; quy hoạch cho chương trình tầm nhìn 10 năm; Chiến lược triển khai ITS tầm quốc gia. Tại Nhật Bản, ban đầu việc quản lý phát triển ITS do Chính phủ điều phối thông qua 4 Bộ trực thuộc, sau này phối hợp với nhau thành lập Hội đồng liên Bộ để nghiên cứu phát triển ITS thống nhất. Bên cạnh đó, cơ quan tư nhân (VERTIS – Vehicle, Road and traffic Intelligence society) trong lĩnh vực ITS của Nhật Bản, hiện nay là ITS Japan đã trở thành cơ quan cố vấn chính của Hội đồng Liên Bộ trong mọi lĩnh vực về ITS. Hội đồng Liên Bộ và ITS Japan đã nghiên cứu và đề xuất các khung tiêu chí, chính sách phát triển đối với ITS ở Nhật Bản [5]. Đến năm 1996, quy hoạch quốc gia về ITS đã được ban hành với sự đồng thuận của Chính phủ và các cơ quan chuyên môn - “Quy hoạch chiến lược về ITS ở Nhật Bản” – vạch ra con đường triển khai ITS ở nước này đến năm 2015.
Để đạt được những thành quả phát triển ITS như ngày nay; các nước đã nghiên cứu hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí ITS làm cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xây dựng đồng bộ, thống nhất hệ thống ITS quốc gia. Bên cạnh đó, các quy hoạch về ITS luôn kế thừa, lồng ghép trong các quy hoạch chiến lược tổng