Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Bích Ngọc

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí số 35 tại đây (Trang 33)

Tóm tắt

Tóm tắt

Bộ môn Cấp nước - Khoa Kỹ thuật hạ tầng và môi trường đô thị ĐT: 10932277980; Email: ngocnm@hau.edu.vn

Nguyễn Bích Ngọc

Bộ môn Cấp nước - Khoa Kỹ thuật hạ tầng và môi trường đô thị ĐT: 20986627688; Email: ngocnb@hau.edu.vn

Ngày nhận bài: 08/01/2019 Ngày sửa bài: 23/02/2019 Ngày duyệt đăng: 01/03/2019

1. Mở đầu

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy - học sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên, tạo ra môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không chỉ đơn thuần là thầy giảng, trò nghe, thầy đọc, trò chép như hiện nay, sinh viên được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học [1]. Nhờ vậy, chúng ta sẽ đào tạo ra một đội ngũ trí thức đủ năng lực thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Khi chuyển sang đào tạo tín chỉ, thời gian giảng dạy trên lớp giảm, điều này không đồng nghĩa với việc cắt xén nội dung của chương trình đào tạo, mà chuyển việc thực hiện các nội dung của chương trình đào tạo sang hướng tích cực, chủ động về phía sinh viên. Triển khai tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy - học; đó là chuyển từ cách dạy truyền thống thầy đọc - trò chép sang tích cực hoá quá trình dạy học, trong đó giảng viên phải truyền đạt được những kiến thức cốt lõi của học phần và hướng dẫn cho sinh viên học và nghiên cứu tài liệu. Do vậy, công nghệ thông tin sẽ mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy, học cho sinh viên [4].

Từ chỉ thị số 29/2001/CT – BGD & ĐT ngày 30/7/2001 của bộ trưởng Bộ Giáo Dục Đào Tạo về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã thể hiện vấn đề: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT ở tất cả các cấp học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học”. Sau đó ứng dụng CNTT đã được thể hiện sâu hơn ở Quyết định số 117/ QĐ-TTg ngày 25/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”. Tiếp đó Kế hoạch số 345/KH- BGDĐT ngày 23/5/2017 về việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016

- 2020, định hướng đến năm 2025”. Tại Chỉ thị số 2919/CT- BGDĐT ngày 10/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 - 2019 của ngành Giáo dục tại mục 5 thể hiện về “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục: … khuyến khích các cơ sở giáo dục sử dụng các phần mềm trong dạy học”. Như vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học trong thời điểm hiện nay là hoàn toàn phù hợp với xu thế của thời đại, nhất là đối với các trường đại học. Giải pháp ứng dụng phần mềm tin học vào giảng dạy, minh họa các hiện tượng, diễn giải các công thức lý thuyết bằng các bài toán cụ thể, các mô phỏng bằng các phần mềm trên máy tính sẽ giúp sinh viên trực quan vấn để,

lĩnh hội nhanh kiến thức hơn [4].

Trong chương trình đào tạo thủy lực đại cương (Thủy lực 1) tại Trường ĐH Kiến Trúc Hà Nội dành cho các ngành xây dựng, cấp thoát nước, kỹ thuật hạ tầng, môi trường và giao thông đô thị, gồm có 7 chương thủy lực cơ bản, trong đó có đầy đủ kiến thức ứng dụng cho các chuyên ngành. Tuy nhiên, hầu hết chương trình là giảng dạy lý thuyết, còn các ứng dụng thực hành, nghiên cứu còn hạn chế. Đặc biệt ứng dụng các phần mềm tính toán thủy lực trong giảng dạy môn học và nghiên cứu còn nhiều còn chế, điều này làm cho khả năng tiếp thu của sinh viên về môn học yếu, sự mày mò nghiên cứu chưa có làm cho môn học kém sức hấp dẫn,

Hình 1. Tính toán kênh hở hình thang

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí số 35 tại đây (Trang 33)