Tích hợp quy hoạch

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí số 35 tại đây (Trang 48)

Để phát triển đồng bộ và thống nhất hệ thống giao thông đô thị nói riêng và đô thị nói chung, tích hợp ITS cần bắt đầu tư khâu quy hoạch. Bài viết đề xuất nội dung tích hợp quy hoạch ITS trong quy hoạch đô thị theo 4 bước được thể hiện trong hình 2.

3.1. Điều kiện đầu vào (Bước 1)

Phân tích, đánh giá các yếu tố về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật, hiện trạng kiến trúc cảnh quan và hạ tầng kỹ thuật, hiện trạng sử dụng đất, các quy hoạch và dự án có liên quan đã được phê duyệt… làm cơ sở định hướng phát triển không gian và sử dụng đất đô thị phù hợp.

Đối với hệ thống giao thông: cần đánh giá hiện trạng, phân cấp các tuyến đường; phân tích hướng, lưu lượng giao thông chính; các điểm ùn tắc, thời gian ùn tắc, nguyên nhân ùn tắc; các loại hình giao thông và sự phối hợp giữa các loại hình vận tải; hệ thống công trình giao thông; phân tích đánh giá hiện trạng hệ thống ITS; các định hướng phát triển giao thông có liên quan… làm cơ sở đề xuất các giải pháp trong phần quy hoạch.

3.2. Nghiên cứu, đề xuất tích hợp (Bước 2)

Sau khi phân tích, đánh giá điều kiện đầu vào để đề xuất được những ý tưởng cơ bản về định hướng phát triển không gian và cơ cấu sử dụng đất của đô thị (bước 2.1); tiến hành phân tích, đánh giá, tính toán ma trận giao thông để đề xuất mạng lưới kết nối (lưu lượng, cơ cấu mặt cắt, mạng lưới chính phụ, các công trình giao thông…) theo phương pháp truyền thống khi chưa tích hợp ITS (bước 2.2). Sau khi có kết quả ở bước 2.2 tiến hành tích hợp các ứng dụng của ITS trong hệ thống giao thông đã quy hoạch (trung tâm quản lý, phần mềm ứng dụng, dịch vụ quản lý… và các ứng dụng này phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật của địa phương và được quy định trong hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về ITS).

Với các ứng dụng ITS này, đánh giá ngược lại đề xuất mạng lưới giao thông ở bước 2.2: khi đã cung cấp đầy đủ nhu cầu của người dùng, quản lý chặt chẽ, điều hành giám sát hiệu quả, đảm bảo liên kết nhanh chóng thuận lợi, an toàn có cần điều chỉnh lại các thông số kỹ thuật của mạng lưới đường không? Thông thường khi không có sự quản lý, điều tiết, phân phối của hệ thống ITS, các tuyến đường để đạt được mức độ dòng ổn định, có thể tự do lựa chọn tốc độ thì mặt cắt phải rất lớn; hay các trung tâm trung chuyển, kho logistic cũng có quy mô đáng kể… Do đó, khi ứng dụng ITS thì có thể giảm diện tích giao thông đáng kể mà vẫn đạt được định hướng mong muốn về giao thông và hiệu quả về sử dụng đất.

Sau khi tích hợp ITS ở bước 2.3 vào đề xuất mạng lưới giao thông ở bước 2.2; quay ngược lại bước 2.1 để điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và định hướng phát triển không gian hợp lý, hiệu quả, thống nhất và bền vững.

3.3. Tham vấn, phê duyệt và ban hành (Bước 3,4)

Hình 2. Quy trình tích hợp quy hoạch ITS trong QH ĐT

Tổng hợp kết quả bước 1 và bước 2, lập được dự thảo Quy hoạch đô thị tích hợp quy hoạch ITS. Sau khi tiến hành hội thảo lấy ý kiến công khai các bên có liên quan như: cộng đồng dân cư; các chuyên gia, nhà tư vấn; tổ chức ITS, các tổ chức lợi nhuận; cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; tổng hợp và thống nhất xây dựng được quy hoạch đô thị tích hợp quy hoạch ITS (bước 3).

Sau khi hoàn thành bước 3, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt, ban hành và công bố quy hoạch làm cơ sở để quản lý và thực hiện các bước quy hoạch, dự án tiếp theo.

4. Kết luận

Đô thị thông minh hay bất cứ hình thái đô nào cũng đều hướng tới sự phát triển bền vững, trường tồn và phục vụ nhân tố con người. Trong tất cả các hình thái đô thị này, yếu tố giao thông luôn được đặt lên hàng đầu với vai trò là huyết mạch kết nối đô thị, đô thị với đô thị và quốc gia với quốc gia. Khi mà khoa học công nghệ phát triển như vũ bão thì giao thông thông minh là sự phát triển tất yếu khách quan để hướng tới một đô thị thông minh. Điều đầu tiên và quan trọng nhất bắt đầu từ công tác quy hoạch.

Đối với Việt Nam hiện nay, là một trong những nước đi

sau về nghiên cứu ITS cũng như đô thị thông minh cần ban hành các quy chuẩn về quy hoạch giao thông thông thông minh, đô thị thông minh; quy chuẩn ITS; thành lập cơ quan quản lý thống nhất; xây dựng quy hoạch,chiến lược phát triển ITS, đô thị thông minh quốc gia trước khi thí điểm xây dựng tại các đô thị để đảm bảo tính thống nhất, bền vững./.

T¿i lièu tham khÀo

1. Khánh Hà (2018), “Giao thông đường bộ: Xương sống của nền kinh tế”, Tạp chí Giao thông Vận tải số tháng 6/2018; 2. Đinh Văn Hiệp (2017), Hệ thống giao thông thông minh trong

đô thị, Nxb Xây dựng;

3. Trung tâm thông tin, Bộ Xây dựng, “Tổng luận hệ thống giao thông đô thị thông minh”, Hà Nội tháng 7/2016;

4. GTZ (2017), Hệ thống giao thông thông minh – Giao thông bền vững: giáo trình cho các nhà hoạch định chính sách tại các thành phố đang phát triển;

5. ITS Japan (2003), ITS Strategy in Japan report of the ITS Strategy Committee, Summary version July 2003 ITS Strategy Committee;

6. Sayeg P, Charles P (2004), ITS in Asia, market trends and prospects to 2015, Transport Roundtable Australasia, Brisbane;

- Quy hoạch lại, bổ sung các vị trí đặt thùng, các điểm tập kết để đảm bảo phục vụ toàn bộ các hộ dân cũng như các hộ kinh doanh lớn nhỏ trên địa bàn huyên đảo.

- Tận thu những thành phần chất thải rắn có thể tái sử dụng, tái chế ngay tại nguồn phát sinh. Đồng thời tuyên truyền nhằm giảm thiểu lượng chất thải rắn phát sinh trong quá trình sinh hoạt của người dân, góp phần giảm tải cho công tác thu gom và xử lý trên địa bàn huyện đảo.

- Phương án phân loại và lưu trữ tại nguồn như sau: • Túi và thùng chứa màu xanh lá cây: chứa chất thải rắn thực phẩm, được thu gom hàng ngày.

• Túi và thùng chứa màu vàng: chứa các thành phần chất thải rắn còn lại, được thu gom 2 ngày/ lần.

• Tại các hộ gia đình, kêu gọi người dân thực hiện phân loại chất thải rắn vào 2 thùng thể tích khoảng 20l, thực hiện phân loại đồng bộ như bước trên.

• Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tại các chợ: hướng dẫn và yêu cầu các đơn vị sản xuất kinh doanh, buôn bán tự đầu tư thùng chứa và túi nilon đúng phương án như các đối tượng khác.

• Đối với khối công cộng như trường học, các cơ quan: trang bị thùng chứa phân loại cho các đơn vị tương tự như đối với các hộ gia đình, số lượng tùy thuộc vào quy mô mỗi đơn vị.

- Đặc trưng của huyện đảo là lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đột biến vào mùa du lịch nên cần có kế hoạch, quy trình quản lý cụ thể cho từng thời điểm trong năm để đảm bảo điều phối tốt nhân lực và trang thiết bị sẵn có.

- Đối với lượng chất thải còn tồn đọng, cần đánh giá kỹ các phương án xử lý: mở rộng hoặc bổ sung khu vực chôn lấp; đầu tư thêm lò đốt hiện đại, có khả năng tận dụng nhiệt phát điện tái phục vụ khu xử lý; vận chuyển vào đất liền hoặc cả 3 phương án trên. Vì đặc thù của đảo là mọi trang thiết bị cần được vận chuyển từ đất liền vào, phát sinh chi phí vận

chuyển nên cần đánh giá, chọn lọc kỹ càng giữa các phương án.

- Đối với lượng chất thải đại dương trôi dạt – đây cũng là loại chất thải rắn đặc trưng của huyện đảo, cần lập kế hoạch thu gom và điều phối nhân lực trước mỗi mùa gió chướng. Cần có phương án xử lý đối với dầu thải trôi dạt như chôn lấp an toàn, tận dụng nhiệt trị…

4. Kết luận

Kết quả nghiên cứu khảo sát về quản lý chất thải rắn tại huyện Côn Đảo, tình Bà Rịa Vũng Tàu cho thấy: chất thải rắn chủ yếu phát sinh từ nguồn sinh hoạt và du lịch, đặc biệt là trong những năm gần đây khi phương tiện giao thông từ đất liền ra đảo phát triển. Người dân trên đảo chưa có ý thức phân loại, tận dụng, tái chế, tái sử dụng các thành phần rác thải. Quy trình thu gom, xử lý chất thải rắn tại đảo còn nhiều bất cập, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, lạc hậu. Sự phát triển quá nhanh của ngành du lịch địa phương dẫn tới sự gia tăng đột biến về khối lượng chất thải rắn phát sinh trong quá trình phát triển du lịch và dịch vụ kéo theo, làm cho hiện trạng cơ sở hạ tầng không thể đáp ứng kịp thời, gây tồn đọng một lượng lớn chất thải rắn trên đảo. Dựa vào số liệu và kết quả thực tế, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn cho huyện đảo./.

T¿i lièu tham khÀo

1. UBND huyện Côn Đảo - Báo cáo tóm tắt Đề án “Nghiên cứu quản lý chất thải rắn theo mô hình phân loại tại nguồn cho huyện Côn Đảo”

2. UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu – Báo cáo xác định nguyên nhân dầu vón cục trôi dạt

3. Ban quản lý công trình công cộng – Báo cáo tình hình thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn huyện

4. Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2017.

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí số 35 tại đây (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)