7. KẾT CẤU LUẬN VĂN
3.3.1. Trường hợp 1
Công tác xã hội cá nhân trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn của học sinh THCS là phương pháp làm việc cá nhân 1- 1 theo các giai đoạn cụ thể
trong tiến trình CTXH cá nhân. Theo đó, NVCTXH là người trực tiếp hỗ trọ
giúp cho học sinh đó thay đổi hành vi của mình theo hướng tích cực hơn.
Quy trình CTXH cá nhân với học sinh có hành vi gây hấn.
v Tạo lập mối quan hệ, tiếp cận và xác định vấn đề ban đầu.
+ Học sinh được can thiệp trong trường hợp này là học sinh có hành vi gây hấn và bị chịu hình thức kỷ luật khiển trách của nhà trường.
+ Thông tin học sinh: Em N.V.H, học sinh lớp 7.
+ Hoạt động tạo lập mối quan hệ và tiếp cận được diễn ra dễ dàng bởi nhân viên công tác xã hội đã có thời gian ở trường học hơn nữa lại phụ trách công tác đoàn đội trong nhà trường.
+ Vấn đề ban đầu được xác định là học sinh thực hiện hành vi gây hấn với bạn học cùng lớp của mình, cụ thể là trực tiếp đánh bạn và rủ rê bạn cùng lớp tham gia với mình.
v Thu thập thông tin, chuẩn đoán vấn đề.
+ Bản thân học sinh: học sinh có học lực khá, hạnh kiểm tốt, ngoan ngoãn và nghe lời thầy cô giáo. Tuy nhiên thời gian gần đây thường xuyên học sinh này trốn học, có thái độ không tốt với bạn bè và có dấu hiệu xa lánh bạn bè trong lớp, thi thoảng có giao du với bạn xấu bên ngoài trường ở quán nét.
+ Gia đình học sinh: bố mẹđi làm ăn xa, ít có thời gian về nhà, em sống với gia đình cô chú (em ruột của bố). Gia đình cô chú thường xuyên xảy ra tình trạng bạo lực, chú đánh cô để khẳng định quyền lực gia đình.
+ Hàng xóm láng giềng: Thân thiện, hòa đồng hay giúp đỡ em. Có 1 bạn học sinh cùng trường sống ngay cạnh nhà em.
+ Cô giáo chủ nhiệm và bạn bè cùng lớp: Cô giáo chủ nhiệm quan tâm học sinh, bàn bè cũng hay nói chuyện tuy nhiên em H lại tránh né.
Ø Chuẩn đoán vấn đề
+ Em H có hành vi gây hấn với bạn bè do nhiều nguyên nhân khác nhau, cần được hỗ trợ để thay đổi hành vi.
v Lập kế hoạch và thực hiện.
+ Thực hiện hoạt động tham vấn cho em H (03 buổi): Hành vi gây hấn, hậu quả, biện pháp phòng tránh, các hoạt động giúp em H thư giãn, hòa nhập với bạn bè, bài tập nâng cao nhận thức.
+ Thực hiện hoạt động tham vấn cho gia đình của em H: Đầu tiên là trao
đổi nói chuyện với cô chú của em H về hành vi bạo lực của gia đình ảnh hưởng đến tâm sinh lý lứa tuổi khiến em H học theo, cô chú cần có sự thay
đổi. Thứ hai liên hệ với bố mẹ của em H để bố mẹ thường xuyên quan tâm,
động viên em nhiều hơn.
+ Làm việc với cô giáo chủ nhiệm, học sinh trong lớp để giúp các em học sinh hiểu H hơn và quan tâm bạn hơn và không tránh né bạn sau sự việc bạn đánh bạn học cùng lớp.
+ Sau quá trình làm việc bản thân em H đã có những thay đổi chuyển mình rõ rệt. Trong suốt quá trình theo dõi 1 tháng nhân viên công tác xã hội nhận thấy em không còn có hành vi gấy hấn với bạn bè, thay vào đó lại tích cực tuyên truyền và nhắc nhở các bạn không nên gây hấn với bạn.