7. KẾT CẤU LUẬN VĂN
1.4.1. Thuyết hành vi về tính gây hấn
Thuyết hành vi cổ điển với đại diện tiêu biểu là J. Watson (1913) đã lấy hành vi là đối tượng nghiên cứu của Tâm lí học. Họ đưa ra công thức nổi tiếng sau:
Theo lý thuyết này, hành vi con người bị hoàn cảnh điều khiển giống như một cái máy từ tác nhân kích thích bên ngoài. Tương tự như vậy hành vi gây hấn được diễn tả bằng công thức:
Con người có xu hướng phản ứng bạo lực với các kích thích bạo lực. Tuy nhiên, trên thực tế không phải bất cứ kích thích bạo lực nào cũng nhận được phản
ứng bạo lực. Điều này phụ thuộc vào nhận thức, đặc điểm tâm lý và tính cách của cá nhân. Hơn nữa, HVGH là hành vi có chủ ý. Vì thế, quan điểm của lý thuyết hành vi cổđiển dùng để giải thích gây hấn không còn phù hợp.
Trường phái hành vi mới mà đại biểu là Thornkide và S. Kinner đã bổ
sung thêm yếu tố nhận thức của cá nhân trước phản ứng lại các kích thích của môi trường. Trong cách tiếp cận của trường phái hành vi mới bổ sung thêm yếu tố O (phản ứng với sự tham gia của quá trình nhận thức và tư duy). Vì vậy, công thức của chủ nghĩa hành vi mới như sau:
S – O – R
( O là dòng suy nghĩ, cảm nhận của chủ thể có tình huống kích thích) Như vậy, theo cách tiếp cận mới này, HVGH hình thành ở chủ thể không chỉ có sự tác động của môi trường, mà còn phụ thuộc vào tâm thế đón nhận của chủ thể. Con người không chỉ trả lời các kích thích một cách bản năng vô
S (Kích thích) R ( Phản ứng) S ( Kích thích bạo lực) R (Phản ứng bạo lực)
thức, mà hành vi của họ có sự tính toán, có ý thức và khâu trung gian chính là tính chất cố ý, có ý thức của HVGH.
Thuyết học tập xã hội của A. Bandura (1997) cho rằng, con người sinh ra vốn không có nhiều những đặc tính gây hấn nhưng trong quá trình trải nghiệm, học hỏi trong cuộc sống; qua những quan sát trực tiếp từ nhiều yếu tố
gây hấn khác nhau, từ các cá nhân khác, từ các phương tiện truyền thông đại chúng,...tính gây hấn được hình thành. Quá trình hình thành những HVGH của con người có thể tóm tắt như sau:
- Học hỏi những hành vi này từ người khác khi có cơ hội và điều kiện; - Một số nhóm đối tượng xã hội được chú ý quan tâm nhiều hơn những nhóm đối tượng khác;
- Trước hành vi phản ứng của người khác (trả thù, chống đỡ);
- Những tình huống ngoại cảnh khi các HVGH của con người được chấp nhận.
Ở một số nền văn hóa, người ta quan niệm, cha mẹ có quyền dùng bạo lực phù hợp để giáo dục con cái như “Yêu thì cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”.
Theo lý thuyết này, hiện tượng gây hấn chính là kết quả của những tác nhân khác nhau thông qua những đại lượng giới thiệu tác động vào hệ cảm xúc của con người trong một điều kiện, hoàn cảnh tức thời, dẫn đến hiện tượng tăng cảm xúc, tình trạng mất bình tĩnh vốn có thể tác động mạnh lên quá trình tư duy của con người. Lý thuyết này cho rằng, nguồn gốc của hiện tượng gây hấn liên quan đến hai yếu tố chính:
Đại lượng giới thiệu (input variale): là những tác nhân gây ra trực tiếp từ
môi trường mang nội dung tình huống đặc trưng dẫn đến tác động lên hệ cảm xúc của con người.
Đại lượng nội tại (individual difference): là những tác nhân tạo nên bởi những đặc điểm tính cách của mỗi cá nhân. Ví dụ: tuổi tác, sức khỏe, những
Từ những kích thích có nội dung tình huống xảy ra tác động lên hai tuyến đại lượng đến từ bên ngoài hoặc đã được cài sẵn bên trong mỗi cá nhân mà ba trạng thái xử lí sẽ diễn ra như sau:
- Cảm xúc dâng trào (arousal): là trạng thái những kích thích tác động lên hệ sinh lý của con người mà chủ yếu là hệ thần kinh giao cảm dẫn đến hiện tượng nổi nóng.
- Trạng thái mất bình tĩnh (affective states) là trạng thái các biểu hiện bên ngoài có nội dung đặc tính gây chiến bắt đầu xuất hiện, mặt mũi đỏ gay, mắt mở rộng đồng tử, giọng nói bị run, tay nắm lại, chân sẵn sàng phản ứng.
- Trạng thái đánh giá (appraisal) là trạng thái cá nhân đứng trước những kích thích bên ngoài, có sự suy nghĩ đắn đo và có những đánh giá xem có
đáng gây hấn không? Gây hấn có lợi không? Nếu những đánh giá có sự kiềm chế thấp, nhất là khi cá nhân có nhiều thuận lợi so với đối phương, hành vi gây hấn có thể xảy ra.
Vận dụng thuyết hành vi về tính gây hấn vào nghiên cứu để có thể xác
định được nguyên nhân gây ra các hành vi gây hấn của học sinh và cách thức giúp các em giải quyết khi gặp vấn đề này và sự cần thiết phải đề xuất biện pháp can thiệp của công tác xã hội, từ đó phối hợp với nhà trường xây dựng mô hình trợ giúp hiệu quảđể giải quyết vấn đề gây hấn học đường cho các em học sinh trong trường.