Khái niệm giảm thiểu hành vi gây hấn

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội (Trang 30 - 32)

7. KẾT CẤU LUẬN VĂN

1.1.4.Khái niệm giảm thiểu hành vi gây hấn

Có rất nhiều khái niệm về giảm thiểu nhưng trong luận văn này tôi lựa chọn khái niệm “Giảm thiểu là hoạt động giúp đỡ nhau để giảm đến mức thấp nhất những vấn đềđang tồn tại”. [9]

1.1.4.2. Khái niệm về hành vi gây hấn.

Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về HVGH.

Trong tâm lí học, gây hấn là hành vi giữa những cá thể trong cùng một loài với mục đích sỉ nhục, gây đau đớn và tổn hại. Ferguson và Beaver (2009)

định nghĩa “gây hấn là hành vi với ý định gia tăng sự thống trị xã hội của sinh vật liên quan tới vị trí thống trị của sinh vật khác”.

Từ điển Tâm lý học (Vũ Dũng chủ biên, 2008) dịch từ “aggression” thành “xâm kích” với cách giải nghĩa như sau: “hành vi của cá nhân hay tập thể gây thiệt hại về tâm lý hoặc thể chất, thậm chí diệt trừ người hay nhóm khác”. Xâm kích là hình thức phản ứng đáp lại trạng thái bất tiện về phương diện tâm lý và thể chất, căng thẳng thần kinh, tâm trạng thất vọng. Ngoài ra, xâm kích có thể là phương tiện để đạt được mục tiêu có ý nghĩa nào đó, kể cả

việc nâng cao vị thế nhờ tự khẳng định”. [7]

Nhà Tâm lý học Trần Thị Minh Đức đã nghiên cứu về gây hấn học

đường ở học sinh trung học , cho rằng, gây hấn (aggression - còn gọi là xâm kích, xâm lược, bạo lực, hung tính) được hiểu là hành vi làm tổn thương, gây hại đến người khác, hay chính mình về tâm lý, thực thể hoặc làm tổn hại đến vật thể xung quanh một cách cố ý dù cho mục tiêu có đạt được hay không.[10]

Như vậy, tổng hợp từ các khái niệm trên, tác giả đưa ra định nghĩa về

HVGH như sau: “HVGH là hành vi hướng trực tiếp đến một hay nhiều cá nhân khác một cách có chủ ý nhằm gây ra những kết quả tiêu cực về mặt tinh thần hay vật chất cho con người và vật thể xung quanh”. (Phụ lục 4).

ØTừ những nội dung trên tác giả đưa ra khái niệm giảm thiểu hành vi gây hấn như sau: “Giảm thiểu hành vi gây hấn là hoạt động giúp đỡ nhằm giảm đến mức thấp nhất các hành vi gây ra những kết quả tiêu cực về mặt tinh thần hay vật chất cho con người và vật thể xung quanh”

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội (Trang 30 - 32)