6.1. Đóng góp về mặt lý luận.
CTXH đã được hình thành từ rất lâu trên thế giới nhưng lại là một lĩnh vực khá mới mẻở Việt Nam. Các lý thuyết CTXH mang tính đa biến hóa do các vấn đề, các hiện tượng, các quá trình xã hội luôn biến đổi. Đặc biệt là CTXH trong lĩnh vực trường học – một lĩnh vực hoàn toàn mới, lĩnh vực can thiệp trực tiếp trong môi trường giáo dục. Dưới góc độ tiếp cận của CTXH, kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần làm sáng tỏ hệ thống lý thuyết của CTXH và một số ngành khoa học liên quan như Xã hội học, Tâm lý học… Nghiên cứu cho chúng ta hiểu rõ hơn về việc áp dụng các lí thuyết, phương pháp của ngành Công tác xã hội vào thực hành như thế nào và hiệu quả của những lý thuyết đó. Vai trò của hoạt động công tác xã hội trong việc thực hiện các hoạt
động nhằm giảm thiểu các hành vi gây hấn tại trường học.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu có thể là một trong những tiền đề làm cơ sở cho Sở
giáo dục và đào tạo có một cái nhìn khái quát hơn, có những chương trình phù hợp để phát triển lĩnh vực công tác xã hội trong trường học trên địa bàn thành phố
Hà Nội. Giúp cho Ban giám hiệu, giáo viên và cán bộ nhân viên nhà trường đang trực tiếp làm việc với học sinh thấy được thực trạng các vấn nạn đang diễn ra trong trường học đặc biệt là hành vi gây hấn học đường, hiểu được tâm sinh lý của lứa tuổi thành niên để có những biện pháp hỗ trợ kịp thời và vai trò của nhân viên CTXH trong các hoạt động trường học.
ngũ nhân viên CTXH ở trường học lớn và cần thiết như thế nào. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng có thể là một tài liệu để giảng viên và sinh viên ngành CTXH tham khảo trong quá trình học tập, nghiên cứu của mình.