Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH SH Tech Vina (Trang 62 - 64)

Công ty TNHH SH Tech Vina là một công ty chuyên sản xuất, gia công các sản phẩm kim loại, nhựa phục vụ gia công đánh bóng mặt kính điện thoại và các thiết bị bán dẫn. Với diện tích dành cho sản xuất và hoạt động không lớn nên nhìn chung bộ máy cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ, bao gồm một số phòng ban chức năng và một phân xưởng sản xuất chính. Giám đốc luôn luôn phối hợp với tình hình rồi trực tiếp điều hành sản xuất cùng với các quản đốc phân xưởng. Các bộ phận, phòng ban luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện đúng các kế hoạch đề ra, đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục và có hiệu quả.

Chức năng của các phòng ban:

- Phòng Kế hoạch - Vật tư: có nhiệm vụ nghiên cứu tình hình sản xuất thực tế cũng như tình hình trước đó do phòng kế toán chuyển sang, qua đó lập kế hoạch sản xuất cho từng kỳ (tháng, quý, năm). Phòng kế hoạch phải tạo mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, sẵn sàng cung ứng đủ số lượng, chất lượng sản phẩm cần thiết mà khách hàng đặt. Ngoài việc phải lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phòng kế hoạch - vật tư còn phải tổ chức sản xuất, đảm bảo cung ứng nguồn vật tư cần thiết cho sản xuất, sửa chữa, nâng cấp. Phải tính toán lượng vật tư dự trữ, bảo hiểm cần thiết cho cả giai đoạn sản xuất trong kỳ. Phải lập kế hoạch chiến lược sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới. Tính toán dự kiến chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý để từđó xác định giá thành sản phẩm một cách tối ưu nhất.

- Phòng Tài chính - Kế toán: Thực hiện việc tổng kết, báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng kỳ cụ thể. Phân tích, tính toán cụ thể, chi tiết mức độ hoàn thành kế hoạch của doanh nghiệp.

- Phòng Hành chính - Nhân sự: Thực hiện việc quản lý lao động. Cụ thể là về tiền lương, tiền thưởng và các đãi ngộ khác của lao động trực tiếp và gián tiếp trong kỳ. Theo dõi các vấn đề liên quan đến sự biến động nguồn nhân lực, thực hiện theo dõi số ngày công làm việc, số ngày phép của từng công nhân, nhân viên. Tính toán lương, bảo hiểm xã hội và đảm bảo các vấn đề liên quan đến viêc an toàn lao động, đào tạo, huấn luyện, nâng bậc cho nhân viên, công nhân trong nhà máy. Bên cạnh đó, đóng vai trò như văn thư, tổ bảo vệ, công đoàn nhằm đảm bảo đời sống tinh thần và thể lực cho công nhân viên toàn công ty, giữ cho tình hình an ninh sản xuất của công ty được ổn định và tránh thất thoát tài sản.

- Phòng Quản trị sản xuất (bao gồm các bộ phận: Thiết kế, Lập trình, Lắp ráp và Kiểm tra chất lượng - QC): Có nhiệm vụ dựa vào các hợp đồng kinh tế, sản phẩm mẫu hoặc bản vẽ mẫu, tổ chức thiết kế mô hình, lập QTSX,

cài đặt hệ chương trình cho máy móc chạy tự động, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm của đối tác. Xây dựng đội ngũ về chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ lâu dài cho công tác đảm bảo kỹ thuật. Quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý máy móc thiết bị, dụng cụ đo lường, đề xuất với giám đốc các biện pháp sử dụng sao cho hợp lý và có hiệu quả. Đảm bảo kỹ thuật và khắc phục các lỗi sai hỏng kịp thời. Tham mưu cho Giám đốc về phương hướng duy trì, đẩy mạnh và phát triển công tác khoa học quản lý công nghệ, phục vụ cho mục tiêu sản xuất kinh doanh của đơn vị ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH SH Tech Vina (Trang 62 - 64)