Phương pháp tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH SH Tech Vina (Trang 38 - 41)

2.2.6.1. Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp)

Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho những doanh nghiệp QTSX giản đơn, đối tượng hạch toán CPSX và đối tượng tính giá thành phù hợp với nhau. Ngoài ra, phương pháp nà còn áp dụng cho những doanh nghiệp có QTSX phức tạp nhưng sản xuất khối lượng lớn và ít loại SP hoặc để tính toán giá thành của những công việc, kết quả trong từng giai đoạn sản xuất nhất định.

Tổng giá thành thực tế của SP = CPSX của SPDD đầu kì + CPSX phát sinh trong kì - CPSX của SPDD cuối kì - CPSX của SP hỏng Giá thành đơn vị thực tế = Tổng giá thành thực tế Số lượng sản phẩm thực tế nhập kho 2.2.6.2. Phương pháp hệ số

Phương pháp này được áp dụng khi trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm chính và giữa chúng có hệ số quy đổi (quy đổi thành sản phẩm chuẩn, sản phẩm có hệ số là 1 được xem là sản phẩm chuẩn).

Đặc điểm tổ chức kế toán của phương pháp này là đối tượng hạch toán CPSX là nhóm sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm.

Công thức tính theo phương pháp này như sau: Tỷ lệ tính giá thành (theo từng khoản mục) = Tổng chi phí sản xuất thực tế x 100% Số lượng sản phẩm thực tế nhập kho Giá thành thực tế của từng quy cách sản phẩm =

Tiêu chuẩn phân bổ giá thành của từng quy cách sản phẩm x

Tỷ lệ tính giá thành

2.2.6.3. Phương pháp phân bước

Phương pháp này chủ yếu được áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, quy trình công nghệ chia thành nhiều giai đoạn nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định. Có thể chia ra hai phương pháp nhỏ sau:

- Phương pháp kết chuyển song song (không tính giá thành bán thành phẩm mà chỉ tính giá thành sản phẩm hoàn chỉnh).

Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành.

Công thức cho phương pháp này như sau: Zsp = CPSX giai đoạn 1 nằm

trong thành phẩm

+ CPSX giai đoạn 2 nằm trong thành phẩm

+... - Phương pháp kết chuyển tuần tự (có tính giá thành bán thành phẩm ở từng giai đoạn sản xuất trước khi tính giá thành sản phẩm hoàn thành):

Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp có QTSX phức tạp qua nhiều giai đoạn chế biến và có yêu cầu tính giá thành bán thành phẩm ở mỗi giai đoạn. Đối tượng hạch toán CPSX là từng giai đoạn sản xuất, còn đối

tượng tính giá thành là các bán thành phẩm ở từng giai đoạn và sản phẩm hoàn chỉnh ở giai đoạn cuối cùng.

2.2.6.4. Phương pháp đơn đặt hàng

Phương pháp này chủ yếu được áp dụng cho những xí nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt nhỏ, công việc sản xuất thường được tiến hành căn cứ vào các đơn đặt hàng của người mua. Đơn đặt hàng có thể chỉ là một sản phẩm riêng biệt hoặc một số sản phẩm cùng loại. Từng đơn đặt hàng là đối tượng hạch toán CPSX và cũng là đối tượng tính giá thành. Giá thành của từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành, hay giao sản phẩm cho khách hàng.

2.2.6.5. Phương pháp định mức

Phương pháp này được áp dụng khi các doanh nghiệp có hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh đồng thời có hệ thống hạch toán được thiết kế tương ứng có khả năng cung cấp và phân tích thông tin nhanh nhạy, đảm bảo được độ tin cậy cần thiết. Đây là phương pháp tính giá thành dựa vào các định mức tiêu hao về vật tư, lao động, các dự toán về chi phí phục vụ sản xuất và quản lý, khoản chênh lệch do những thay đổi định mức cũng như chênh lệch trong quá trình thực hiện so với định mức. Theo phương pháp này thì giá thành thực tế của sản phẩm được xác định như sau: Tổng giá thành thực tế = Tổng giá thành định mức ± Chênh lệch do thay đổi định mức ± Chênh lệch do thoát li định mức Chênh lệch do thay đổi định mức sẽđược xử lý vào đầu kỳ kế toán nên giá thành thực tế có sự khác biệt so với giá thành định mức là do việc thực hiện định mức trong kỳ kế toán.

Đầu kỳ, căn cứ vào các định mức tiêu hao của từng khoản mục để xác định giá thành định mức và phản ánh vào các tài khoản có liên quan theo định mức tiêu hao đã được xác định theo lượng sản phẩm đã được sản xuất.

Trong kỳ, khi thực hiện có thể có những khoản mục vượt định mức hoặc có thể tiết kiệm so với định mức. Để theo dõi chênh lệch, kế toán có thể mở các tài khoản chi tiết để ghi chép số vượt định mức hoặc tiết kiệm. Các tài khoản chi tiết này được mở riêng cho từng tài khoản 621, 622, 627 và cuối kỳ cũng được kết chuyển sang tài khoản 154 để xác định tổng CPSX vượt hoặc tiết kiệm so với định mức và phục vụ cho việc xác định giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH SH Tech Vina (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)