6. Những đóng góp mới của luận văn
3.2.1 Giải pháp về xác định nhu cầu
Hệ thống giáo dục Vinschool với định hướng ngày càng mở rộng cơ sở và có những chiến lược mới trong quá trình hội nhập phát triển đòi hỏi Hệ thống cần nắm bắt được nhu cầu của từng nhóm người lao động để có được chính sách tạo động lực phù hợp cho từng nhóm người lao động theo đúng nhu cầu mong muốn. Từ đó, việc tăng năng suất và hiệu quả công việc cũng tăng theo, tinh thần làm việc của người lao động được cải thiện. Nhu cầu được đáp ứng đồng nghĩa với việc người lao động thấy tin tưởng, yên tâm công tác cống hiến cho hệ thống những sáng kiến và đóng góp hiệu quả cao trong công việc.
Với từng nhóm người lao động mà hệ thống có những chính sách tạo động lực phù hợp để hoàn thiện tổ chức.
Bảng 3.1: Xác định nhu cầu thay đổi trong tạo động lực của người lao động tại Hệ thống giáo dục Vinschool
Nhóm người lao động
Tỉ lệ Mong muốn thay đổi
Giáo viên Chiếm
65%
Thời gian dành cho các công tác đào tạo cần được xây dựng kế hoạch phù hợp, tránh chồng chéo và ảnh hưởng đến thời gian cần thiết dành cho gia đình của giáo viên.
Các chuyên viên phòng ban
Chiếm 15%
Mức lương cần được tăng và bổ sung chế độ thâm niên dành cho các chuyên viên có sự cống hiến lâu năm.
Nhân viên khối hành chính
Chiếm 20%
Mức lương cần được tăng và bổ sung chế độ thâm niên dành cho các chuyên viên có sự cống hiến lâu năm.
(Theo kết quả khảo sát của tác giả)
Với việc đánh giá được nhu cầu của người lao động qua kết quả khảo sát trên, sẽ giúp cho Hệ thống giáo dục Vinschool hiểu người lao động và
đưa ra được những giải pháp hữu hiệu phù hợp với từng nhóm người lao động. Hoạt động tạo động lực cho người lao động thông qua yếu tố tài chính và phi tài chính từ việc khảo sát nhu cầu trên sẽ giúp tác giả đánh giá được các giải pháp phù hợp với Hệ thống giáo dục Vinschool.