6. Những đóng góp mới của luận văn
2.2.1. Thực trạng xác định nhu cầu của người lao động tại hệ thống giáo
2.2 Phân tích thực trạng tạo động lực lao động tại Hệ thống giáo dục Vinschool
2.2.1. Thực trạng xác định nhu cầu của người lao động tại hệ thống giáo dục Vinschool dục Vinschool
Hệ thống giáo dục Vinschool hiện nay đã tiến hành các hoạt động đồng bộ xác định nhu cầu của người lao động để làm căn cứ xây dựng các biện pháp tạo động lực cho người lao động thông qua việc thỏa mãn nhu cầu. Hệ thống cũng đã xác định được các nhu cầu cần thiết của người lao động để có các chính sách hỗ trợ phù hợp thay đổi theo từng năm. Tuy nhiên với số lượng cán bộ nhân viên đông thì việc quan tâm và hỗ trợ tạo động lực cho nhân viên vẫn còn tồn tại những vấn đề mà mỗi cơ sở của Hệ thống giáo dục Vinschool gặp phải.
Để đi sâu và làm rõ hơn công tác tạo động lực cho người lao động tại Hệ thống giáo dục Vinschool, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến người lao
động về nhu cầu của họ. Số phiếu phát ra là 135 phiếu và thu về là 127 phiếu hợp lệ đủ mang tính đại diện cho đa số lao động làm việc tại Hệ thống. Trên cơ sở lý thuyết về các bậc nhu cầu của Maslow, tác giả đưa ra 8 nhu cầu cơ bản của người lao động: thu nhập cao và thỏa đáng; chế độ phúc lợi tốt, lương thưởng tốt; môi trường làm việc truyền cảm hứng; điều kiện cơ sở vật chất tốt; công việc phù hợp với khả năng; có cơ hội thăng tiến trong công việc; có cơ hội được học tập và tham gia chương trình đào tạo phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ; đời sống tinh thần văn minh và hiện đại.