Nâng cao nhận thức về đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng công chức tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn (Trang 118 - 119)

Hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng phụ thuộc vào nhận thức, ý thức của học viên. Một bộ phận không nhỏ công chức xác định động cơ tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng là để trả nợ những thiếu hụt về bằng cấp, chứng chỉ, hoặc để đủđiều kiện vào nguồn quy hoạch. Cần phải cho họ thấy được vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng không chỉ với tổ chức, và với mỗi cá nhân. Để họ nhận thức được, chỉ qua đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên, công chức mới có thể đáp ứng yêu cầu công việc ngày một gia tăng của ngành Hải quan và tham gia đào tạo, bồi dưỡng làm cho họ thêm hiểu, thêm yêu và thêm gắn bó với công việc. Bên cạnh đó, nhằm tạo động lực tham gia đào tạo, bồi dưỡng của công chức, thì việc bố trí sử dụng nhân lực phải gắn liền với kết quảđào tạo, bồi dưỡng của mỗi công chức. Và phải xem hoạt động đào tạo, bồi dưỡng là con đường để công chức thực hiện lộ trình công danh, thăng tiến.

Nâng cao hơn nữa đạo đức nghề nghiệp của công chức trong thời gian tới Cục Hải quan Lạng Sơn phải thực hiện các biện pháp sau:

Thường xuyên mở các lớp tập huấn, các chương trình đào tạo bồi dưỡng về giáo dục, chính trị tư tưởng, phẩm chất, đạo đức không những chỉ dừng ở lý thuyết nghe giảng, trả bài mà còn có chương trình dành cho các công chức tự luận điểm, liên hệ với đơn vị và bản thân mình.

Phải đưa môn học vềđạo đức trở thành môn học chính thức trong các chương trình đào tạo về ngành Hải quan. Nếu các công chức nguồn gốc không phải đào tạo từ các trường Hải quan thì phải cho họ đi học bổ sung môn học đó.

Phát động phong trào thi đua tự rèn luyện, tự kiểm tra và giám sát nhau, phát hiện kịp thời những hiện tượng tiêu cực của các công chức Hải quan trong khi làm nhiệm vụ. Những người phát hiện và tố cáo những hiện tượng tiêu cực phải được đánh giá đúng và khen thưởng kịp thời cả về vật chất và tinh thần.

Học tập, rèn luyện và xây dựng tác phong làm việc đúng thời gian, giờ giấc, nghiêm túc trong giờ làm việc, làm việc có hiệu quả, chất lượng cao, đúng tác phong làm việc chuyên nghiệp của người Hải quan hiện đại, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng cao của đất nước.

Đối với nhà quản lý, cần nhận thức đúng đắn vai trò của đào tạo, bồi dưỡng vì chỉ có đào tạo, bồi dưỡng mới đem lại cho tổ chức nguồn công chức tinh nhuệ, có thểđáp ứng được sự cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng công chức tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn (Trang 118 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)