Quan điểm, mục tiêu chiến lược phát triển của cục Hải quan tỉnh

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng công chức tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn (Trang 92 - 96)

Thực hiện chiến lược thế kỷ XXI của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) là kết nối hải quan các nước trên thế giới, ngành Hải quan đã quyết liệt triển khai các nhiệm vụđược Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó. Một trong những mục tiêu được xác định rõ, có tính trọng tâm xuyên suốt của ngành đó là cải cách, phát triển và hiện đại hóa Hải quan.

Ngày 25-3-2011 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 448/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020. Quyết định này không chỉ có ý nghĩa lần đầu tiên Nhà nước ta xác định rõ Chiến lược phát triển ngành Hải quan trong 10 năm tới, mà còn nêu bật quan điểm, mục tiêu tổng quát, mục tiêu từng lĩnh vực cụ thể, những giải pháp định hướng phát triển lớn đến năm 2020 để hiện thực hóa các mục tiêu đề ra.

"Xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi phương thức quản lý rủi ro, đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á. Xây dựng lực lượng Hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại hợp pháp, phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân".

Phương hướng phát triển của Cục hải quan Lạng Sơn được xây dựng trên cơ sở phương hướng phát triển của toàn ngành và luôn xem yếu tố con người là một trong những tài sản quý nhất làm sao để tại cơ quan, mỗi cá nhân đều có cơ hội phát triển nghề nghiệp một cách bình đẳng; việc đào tạo

bồi dưỡng công chức chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu công việc quan trọng hàng đầu.

Đào tạo, bồi dưỡng công chức Hải quan Lạng Sơn từ nay đến năm 2022 và tầm nhìn đến năm 2025 phải thực hiện theo những phương hướng cơ bản sau:

Thứ nhất là: Đánh giá đầy đủ, chính xác, khoa học chất lượng công chức hiện nay:

Nâng cao chất lượng công chức theo hướng 100% công chức Hải quan xác định được các yêu cầu cần đào tạo, bồi dưỡng bổ sung thông qua hoạt động rà soát, đánh giá toàn bộ đội ngũ công chức trên cơ sở hồ sơ năng lực kèm theo các bản mô tả chức danh công việc. Rà soát cơ cấu tổ chức, đón bắt chủ trương chung của ngành để hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy Phòng, Chi cục thuộc Cục. Mô hình quy trình nghiệp vụ hiện đại tập trung theo mô hình quản lý hải quan vùng và từng bước chuyển đổi từ chức năng quản lý nhân sự truyền thống sang chức năng quản lý nguồn nhân lực.

Tiến hành phân tích công việc một cách toàn diện, nêu ra và phân tích những thông tin về công việc, làm căn cứ cho mô tả công việc, chỉ rõ mỗi vị trí CC cần phải có năng lực nào như kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất khác, trên cơ sở đó triển khai áp dụng các quy trình nghiệp vụ hải quan theo hệ thống quản lý chất lượng thực hiện ISO. Thực hiện tốt công tác đánh giá nhận xét công chức trên cơ sở kết quả công việc được giao, từng bước gắn với việc thực hiện cơ chế khoán biên chế, khoán chi hành chính, tạo động lực để công chức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.

Thực hiện tốt các mặt công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chính sách công chức đảm bảo quy chế dân chủđược phát huy. Từng bước đảm bảo công khai, minh bạch chuẩn hoá các khâu nghiệp vụ công tác và tiêu chuẩn, quyền lợi chính đáng của công chức trong đơn vị. Xây

dựng hệ thống tổ chức bộ máy phù hợp với yêu cầu hiện đại hoá quản lý hải quan. Đưa các mặt công tác quản lý CC vào nề nếp, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý CC.

Thứ hai là: Xây dựng chuẩn trình độ cho các cấp quản lý và công chức: Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, phải hoàn thiện quy hoạch về đào tạo công chức hải quan; tiến hành điều tra cơ bản, thống kê trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, phân loại công chức để xây dựng cơ cấu lực lượng cho phù hợp.

Tiến hành xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh, ngạch, bậc cho từng loại đối tượng công chức từ công chức lãnh đạo đến công chức thừa hành đối với từng loại hình và trong toàn ngành phù hợp với yêu cầu hiện đại hoá hải quan; trình độ chuyên môn nghiệp vụ về căn bản chuẩn hoá đội ngũ theo chức danh tiêu chuẩn đã được xác định; xác định những chỉ tiêu ngành nghề phải đào tạo (đào tạo mới; đào tạo lại); các yêu cầu bắt buộc công chức phải đạt được để có đủ năng lực về chuyên môn nhằm thực hiện tốt nhiệm vụđược giao.

Tổ chức bộ máy Hải quan Lạng Sơn cần được thiết kế, tổ chức lại đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại dựa trên mô hình hải quan điện tử, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, xử lý dữ liệu thông quan tập trung, áp dụng toàn diện kỹ thuật quản lý rủi ro và sử dụng tối đa, có hiệu quả các trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại. Trong thực tế, sẽ rất hiệu quả nếu chúng ta biết quản lý nguồn nhân lực có sẵn để phát huy hết tiềm năng của họ, thay vì tìm kiếm giải pháp xa rời thực tế.

Các hoạt động phân tích công việc, xây dựng, mô tả chức danh công việc chung, cá nhân được triển khai trong cả Cục Hải quan và trở thành hoạt động thường xuyên của từng đơn vị. Tiến hành triển khai ứng dụng các bảng

mô tả chức danh công việc trong sắp xếp, điều động, luân chuyển, đào tạo, nâng cao năng lực công chức tại Cục Hải quan Lạng Sơn.

Thứ ba là: Bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại thường xuyên để nâng cao trình độ cc:

Đào tạo, bồi dưỡng công chức Cục Hải quan Lạng Sơn phải theo hướng không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ luôn đáp ứng tốt nhiệm vụ được giao trong hiện tại và tương lai. Để thực hiện được phương hướng đó, Cục Hải quan Lạng Sơn cần xây dựng được cơ sở đào tạo chính quy, hiện đại được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác dạy và học. Tổ chức hình thức đào tạo trực tuyến một số môn nghiệp vụ Hải quan chủ yếu, đáp ứng yêu cầu đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ. Các công chức công tác tại những vị trí đòi hỏi phải có trình độ ngoại ngữđược đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng theo yêu cầu của chức danh công việc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụđược giao.

Thứ tư là: Đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng, đấu tranh chống tiêu cực và giảm thiểu các cá nhân không đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới.

Hải quan là một trong những ngành nghề dễ bị lôi kéo, sa ngã vào tham nhũng, hối lộ do đặc thù của ngành. Điều này đòi hỏi công chức phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, lập trường kiên định mới tránh khỏi được những hành vi nhận hối lộ, tham ô. Nên cưong quyết đưa ra ngoài biên chế những cc thoái hoá, biến chất, trình độ năng lực yếu, thiếu tinh thần trách nhiệm xây dựng trong đơn vị, có tư tưởng bè phái, a dua và không có khả năng đảm đương nhiệm vụ trong thực tiễn công tác. Chế tài dành cho việc xử lý các trường hợp liên quan tới công tác đấu tranh chống tiêu cực nên rõ ràng, cụ thể hơn, tạo điều kiện cho mọi người có đủ niềm tin vào công tác, làm trong sạch đội ngũ hải quan. Công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng, lối sống vì vậy lại càng cần được đẩy mạnh, củng cố.

Đánh giá lại năng lực, sở trường và những điểm yếu của từng công chức để đưa đi đào tạo, từ đó xem xét bố trí vào bộ máy, sắp xếp công việc chuyên môn, tương thích với mỗi người, nhằm tạo sự tự tin, hứng khởi khi công chức tiếp nhận công việc mới. Để giảm về số lượng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, việc bố trí, sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, giảm bớt những tổ chức trung gian, chồng chéo không còn phát huy tác dụng trong thực hiện nhiệm vụ của Cục Hải quan Lạng Sơn là điều rất cần thiết. Rà soát lại nhiệm vụ của từng Chi cục, từng phòng ban, từng đội, để bố trí cc đã được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp, tạo môi trường công tác tốt để cc thể hiện tài năng, sức lực, cống hiến cho công việc chung của đơn vị. Nếu cá nhân nào không đáp ứng được yêu cầu công tác hay bị phàn nàn, nên có kế hoạch cụ thểđể cải thiện tình

Về tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng công chức: xây dựng tổ chức bộ máy Hải quan hiện đại và theo nguyên tắc tập trung thống nhất, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường sự quản lý của Nhà nước, góp phần giữ gìn an ninh, an toàn quốc gia. Xây dựng lực lượng công chức hải quan có trình độ chuyên nghiệp, hoạt động minh bạch, liêm chính, có hiệu lực, thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường, công nghệ và yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng công chức tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn (Trang 92 - 96)