Đổi mới chương trình vàn ội dung đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng công chức tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn (Trang 109 - 111)

Để tránh tình trạng đào tạo, bồi dưỡng không đúng nhu cầu, hoặc lạc hậu với thực tế, Cục HQLS cần tham mưu, xây dựng chương trình và đổi mới nội dung cho phù hợp với nhu cầu đào tạo, yêu cầu nhiệm vụ công tác của ngành cả hiện tại và tương lai. Việc đào tạo, bồi dưỡng công chức của Cục HQLS cần bám sát khung năng lực của vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức giữ chức vụ lãnh đạo và mục tiêu đào tạo cho từng bộ phận cụ thể. Vì vậy mà nội dung kiến thức đào tạo, bồi dưỡng cũng cần chi tiết theo từng loại năng lực của từng vị trí việc làm. Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng cho họ về kỹ năng tác nghiệp, như: soạn thảo văn bản, quản lý thông tin, hồ sơ, tài liệu, quản lý kế hoạch làm việc, kỹ năng phân tích, kỹ năng cố vấn... để họ có thể giải quyết công việc đúng quy định. Đây là khâu yếu nhất của đội ngũ công chức hiện nay, nhất là công chức trẻ.

Cần ưu tiên chương trình đào tạo, bồi dưỡng gắn với yêu cầu, đòi hỏi của hội nhập quốc tế về hiện đại hóa thủ tục Hải quan, trong đó ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học cho công chức ngành như chiến lược đã đề ra.

Đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức. Nếu như chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức trước đây được xây dựng chặt chẽ về cấu

trúc, thì trong giai đoạn hiện nay cần phải có độ mở phù hợp; từ chỗ đại trà hóa thì nay cần tiến đến khu biệt hóa, cá nhân hóa. Nói cách khác, chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức phải được xây dựng để đáp ứng yêu cầu bổ sung kiến thức, kỹ năng mà công chức còn thiếu hụt, chứ không phải cung cấp cho họ những kiến thức, kỹ năng mà họ đã biết, đã có hoặc không còn phù hợp.

Đổi mới đội ngũ giảng viên làm công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức. Cần kết hợp giữa đội ngũ giảng viên thỉnh giảng và đội ngũ giảng viên cơ hữu trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cc. Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng bao gồm các chuyên gia, nhà quản lý là những chủ thể có khả năng cung cấp nhiều kiến thức chuyên sâu và những kinh nghiệm quản lý cho cc, công chức. Đội ngũ giảng viên cơ hữu là những người có kiến thức nền tảng chuyên sâu và đã gắn bó lâu dài với quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Do đó, sự kết hợp giữa hai đội ngũ giảng viên này sẽ cung cấp cho công chức những kiến thức lý luận và kiến thức thực tiễn phong phú, hài hòa hơn, là yếu tố then chốt để phát triển năng lực cho họ.

Đổi mới phương pháp dạy và học trong đào tạo, bồi dưỡng công chức. Theo đó, chuyển từ “dạy” sang hướng dẫn; từ nghe và tiếp thu một cách thụ động sang tự học; chủ yếu là hướng dẫn, trao đổi thông tin, kinh nghiệm công tác, cùng nhau bàn bạc, thảo luận để tìm ra biện pháp giải quyết tối ưu một vấn đề nào đó đang được đặt ra. Điều này đòi hỏi “thầy” và “trò” phải được trang bị phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, có khả năng ứng dụng và sử dụng công nghệ, phương tiện giảng dạy - học tập hiện đại. Phần lớn công chức tham gia những chương trình đào tạo, bồi dưỡng là những người đã đạt chuẩn ở một số trình độ nhất định, trải qua thực tiễn, có nhiều kinh nghiệm công tác, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, phân tích, đánh giá vấn đề. Do đó, với đối tượng này, các giảng viên chỉ nên định hướng nội dung học tập,

nghiên cứu, nêu vấn đề, tình huống và hướng dẫn, gợi mở, đối thoại để rèn luyện phương pháp, kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống. Sau mỗi bài học, cụm chuyên đề, giảng viên nên tổ chức cho học viên đi nghiên cứu, khảo sát thực tế, thực tập với thời gian thích hợp.

Ứng dụng công nghệ hiện đại trong đào tạo, bồi dưỡng công chức. Đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến thông qua “lớp học ảo”, mô phỏng, số hóa bài giảng cần trở thành xu hướng đào tạo, bồi dưỡng công chức trong tương lai gần. Hiện nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngày càng đòi hỏi tính chuyên sâu để nâng cao kiến thức, phát triển kỹ năng, rèn luyện thái độ công vụ phù hợp; nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức cũng không ngừng tăng lên về khối lượng kiến thức, kỹ năng, trong khi đó các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng này lại có những giới hạn nhất định về không gian và thời gian, gây khó khăn cho giảng viên và học viên. Vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng công chức trực tuyến chính là chìa khóa quan trọng để giải quyết mâu thuẫn đó.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng công chức tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)