Cục Hải quan Lào Cai có nhiều điểm tương đồng với Cục HQLS. CC Hải quan Lào Cai được chia thành 3 loại theo trình độ chuyên môn.
Loại I: Giữ ngạch kiểm tra viên chính, có trình độ nghiệp vụ vững, có thâm niên công tác, thường giữ chức vụ lãnh đạo.
Loại II: Giữ ngạch kiểm tra viên, cc mới chuyển từ cục khác sang, cc có thâm niên công tác, đã qua các lớp đào tạo theo quy định của trường Hải quan Việt Nam, có nhiều kinh nghiệm công tác và đã khẳng định được vị trí công tác của mình.
Loại III: Mới vào ngành, chuyển từ ngành khác sang * Các khóa đào tạo gồm:
- Khóa học bắt buộc: cho tất cả 3 loại công chức học nghiệp vụ Hải quan 6 tháng trước khi hết tập sự.
- Khóa học cơ bản: cho tất cả 3 loại công chức mới được tuyển vào ngành hoặc mới chuyển ở cục khác sang. Nội dung và chương trình đào tạo tùy thuộc từng loại công chức.
Sau 1 năm tập sự công chức lại tiếp tục được đào tạo các khóa học nâng cao, đào tạo kỹ năng nghiệp vụ, đào tạo phụ trợ, thời gian, chương trình và nội dung các khóa học này được xây dựng phù hợp với từng loại, từng cấp, bậc công chức.
Rút kinh nghiệm từ thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng của Hải quan Hà Nội, Hồ Chí Minh, Lào Cai các chuyên gia đã lấy làm mẫu giới thiệu đào tạo cho Cục Hải quan Lạng Sơn.
Trước mắt, sẽ ưu tiên triển mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra viên đối với các công chức tuyển mới. Rà soát số lượng công chức hải quan địa phương chưa được đào tạo nghiệp vụ. Lập kế hoạch tuyển sinh theo từng năm, thống kê số lượng công chức để hoàn thành chỉ tiêu đào tạo nghiệp vụ 100% cho công chức ngành hải quan.
Tổ chức đào tạo và thi nâng ngạch đối với các công chức giữ ngạch kiểm tra sơ cấp, trung cấp lên ngạch kiểm tra viên. Và thi nâng ngạch lên kiểm tra viên chính với các công chức giữ ngạch kiểm tra viên 9 năm. Thi nâng ngạch kiểm tra viên cao cấp đối với công chức giữ ngạch kiểm tra viên chính có bằng tiến sỹ.
Bên cạnh đó, tổ chức đào tạo theo vị trí việc làm, việc xây dựng khung năng lực chuyên môn trên các lĩnh vực nghiệp vụ, Tổng cục Hải quan đã xây dựng và ban hành đầy đủ khung năng lực của vị trí việc làm, từđó thực hiện rà soát, đối chiếu, đánh giá với thực tế năng lực của công chức. Trên cơ sởđó, đơn vị quản lý và cá nhân công chức sẽ có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung kiến thức, hoàn thiện năng lực theo yêu cầu khung năng lực của vị trí việc làm đang đảm nhiệm.
Đặc biệt, nội dung đổi mới đề cao phương pháp “học” kết hợp với “hành” với mục tiêu hỗ trợ học viên cách xử lý công việc nhanh, chính xác vào thực tiễn công việc của mình.
Song song đó, công đào tạo theo vị trí việc làm sẽ gắn với các hoạt động, như: bố trí, sắp xếp, điều động, luân chuyển, quy hoạch, bổ nhiệm… Theo đó, trước khi thực hiện các nội dung về quản lý cc nói trên, sẽ căn cứ vào khung năng lực của vị trí việc làm mới mà công chức dự kiến sẽ đảm nhiệm để rà soát, đánh giá, xác định nhu cầu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo khi chuyển sang vị trí công tác mới, công chức có thể thực thi công việc hiệu quả.
Theo đó, với công chức đang đảm nhiệm vị trí hiện tại sẽ sử dụng hình thức đào tạo tập trung tại Trường Hải quan Việt Nam, đào tạo trên các mô hình giả lập để trang bị các kiến thức, kỹ năng chuyên sâu, đào tạo trực tuyến tại chỗ giúp nâng cao năng lực xử lý công việc.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN