Đối tượng, nội dung và cách tiến hành thăm dò

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh (Trang 83 - 108)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.2.Đối tượng, nội dung và cách tiến hành thăm dò

Chúng tôi tiến hành thăm dò tất cả các biện pháp đã đề xuất ở 1 trường đã lựa chọn là trường Tiểu học Nghi Phú 1 trên địa bàn xã Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An từ năm học 2014 - 2015. Chúng tôi đã chuẩn bị các tài liệu liên quan đến công tác GD giá trị sống, các băng đĩa hình về các hoạt động GD giá trị sống ở các nước trên thế giới, các tài liệu có liên quan đến công tác này... Đã làm việc với Ban Giám hiệu nhà trường chọn nghiên cứu để triển khai về nội dung GD giá trị sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh và thực hiện

triển khai, GD giá trị sống trong nhà trường theo tài liệu hướng dẫn và định hướng của các biện pháp đã đề xuất. Qua việc triển khai, khảo nghiệm các biện pháp, chúng tôi đã được nhà trường đồng tình và chấp nhận. Kết quả bước đầu về nhận thức và việc lập kế hoạch triển khai nội dung GD giá trị sống cho HS ở các nhà trường đã được tiến hành.

Để đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất tôi đã tham khảo ý kiến của 2 CBQL, 1 TPT và 35 giáo viên trường Tiểu học Nghi Phú 1. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.2 Bảng kết quả thăm dò tính cần thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất T T Nội dung Số ý kiến Sự cần thiết (%) Mức độ khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Khả thi cao Khả thi Không khả thi 1 Thiết kế các chủ đề giáo dục giá trị sống phù hợp với thực hiện nội dung các chủ điểm hoạt động của Đội

38 83,6 16,4 0 85,2 14,6 0

2

Xây dựng nội dung tích hợp GD giá trị sống cho HS tiểu học vào hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh theo một quy trình thống nhất

38 75,4 24,6 0 78,7 16,4 4,9

nghiệm thực tế của học sinh về giá trị sống thông qua các câu chuyện, những bài học có ý nghĩa cho HS lớp 5 trong quá trình hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh 4 Vận dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động Đội để thực hiện mục tiêu GD giá trị sống cho học sinh 38 65,6 34,4 0 73,8 26,2 0 5 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức, phương pháp GD giá trị sống thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh cho Giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội và các lực lượng tham gia

38 68,9 31,1 0 73,7 26,3 0

6 Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá

công tác GD giá trị sống cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh

Qua thống kê trên ta thấy đa số các biện pháp đều được chọn “ cần thiết” và “ rất cần thiết”. Chình vì vậy, việc đề xuất các biện pháp GD giá trị sống cho HS trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.

Với bảng tổng hợp thống kê kết quả điều tra của 38 CBQL, GV, TPT Đội về tính khả thi ta thấy các biện pháp đề xuất được đa số các thầy cô tán thành và đồng thuận. Mức độ khả thi trên 80% điều này chứng tỏ sự quan tâm đến việc GD giá trị sống cho HS qua các biện pháp sẽ góp phần tích cực cho việc hình thành nhân cách đúng đắn sau này cho HSTH trên địa bàn các xã ngoại thành, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Vậy qua kết quả trên ta thấy các biện pháp đề tài đưa ra và đã đề xuất mang tính khả thi, cần thiết và phù hợp với việc GD giá trị sống.

Việc tổ chức GD giá trị sống cho HS thông qua các hoạt động của Đội với những biện pháp giáo dục phù hợp sẽ giúp HS có hiểu biết nhiều hơn. Mỗi một học sinh tùy theo mức độ sở hữu các giá trị sống ở mức độ nào, mà nhân cách của người đó được đánh giá cao hay thấp. Một học sinh càng giàu có các giá trị này, càng có thiên hướng trở thành một nhân cách hoàn thiện, một công dân tốt, một nhà lãnh đạo, quản lý giỏi trong tương lai. Ngược lại càng thiếu hụt nhiều những giá trị nào đó, càng có ít cơ hội thành công trong học đường và thành công trong cuộc sống. GD giá trị chỉ có hiệu quả khi chính bản thân học sinh được trải nghiệm thực tế, trải nghiệm xúc cảm… dẫn đến thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi.

Những biện pháp GD giá trị sống cho học sinh lớp 5 qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh mà chúng tôi đã đề xuất là phù hợp với trình độ của GV, HS cũng như điều kiện của nhà trường tiểu học hiện nay.

Kết luận chương 3

Nhận thức giá trị phải được tích hợp, lồng ghép trong các môn học và các hoạt động GD ngoài giờ học để thực hiện tốt mục tiêu GD giá trị sống, GV và TPT cần khai thác triệt để các nội dung bài học, nội dung của các hoạt động ngoài giờ học. Ngoài ra, cũng cần căn cứ vào đặc điểm tâm lý và lứa tuổi để chủ động lựa chọn nội dung phù hợp với thực tế và nhận thức của HS, đặc biệt là trong việc tổ chức các hoạt động độc lập và trong giảng dạy lồng ghép trong hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh thì việc khai thác nội dung cần xây dựng, thiết kế kế hoạch cụ thể đúng với chủ điểm để phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh, trong việc nắm bắt kiến thức và thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi.

Việc hình thành sự thay đổi nhận thức giá trị phải được tổ chức thường xuyên, từ đơn giản tới phức tạp. Dần dần biến những sự thay đổi nhận thức đó thành thái độ, hành vi đúng đắn bằng cách xây dựng dư luận tập thể tích cực, động viên, khuyến khích các em và biến quá trình GD thành quá trình tự GD.

Để hình thành cho HS thái độ tích cực đối với các giá trị sống hiện nay, phải có sự kết hợp nhiều biện pháp và phải trải qua một quá trình chuyển biến từ kiến thức tới thái độ. Các biện pháp phải tạo điều kiện cho các em có cơ hội được trải nghiệm thực tế, tham gia các trò chơi sắm vai, thi hùng biện, nghe những câu chuyện có thực cảm động... là các biện pháp mang lại hiệu quả cao. Mặt khác, giáo dục thái độ cho các HS các lớp nhỏ dễ hơn cho các lớp HS lớp lớn, do đó giáo dục thái độ cho HS cần phải bắt đầu từ những lớp nhỏ, khi mà cảm xúc các em chưa ổn định.

Chính vì thế, chúng tôi đã đề xuất các biện pháp dựa trên cơ sở lý luận và phân tích thực tiễn của công tác GD giá trị sống thông qua các hoạt động Đội. Trong quá trình thực hiện các biện pháp, tùy theo tình hình thực tế tại từng trường, cần có những bổ sung điều chỉnh sao cho phù hợp với mục tiêu để đạt được kết quả tốt nhất. Điều kiện để thành công các biện pháp chính là nhận thức của CBQL, GV, TPT trong việc lựa chọn và vận dụng các biện pháp một các khéo léo và phù hợp với thực tiễn. Việc giáo dục nhận thức để dẫn đến thay đổi hành vi cho HS không phải là đơn giản mà phải trải qua một quá trình, phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố, có sự kiểm soát của các tổ chức trong và ngoài nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trước những thách thức về xã hội hiện nay thì GD giá trị sống được coi là giải pháp hữu hiệu nhất về lâu dài để thực hiện việc GD hình thành sự thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi, uốn nắn các em vào một nhân cách đúng. GD giá trị sống trong nhà trường phổ thông nói chung và trong trường Tiểu học nói riêng đã trở thành nhu cầu cấp thiết nhằm thiên hướng các em trở thành một nhân cách hoàn thiện, một công dân tốt, một nhà lãnh đạo, quản lý giỏi trong tương lai. Tuy nhiên, ở học sinh Tiểu học, nó được tiến hành chủ yếu thông qua các môn học và qua các hoạt động GD trong nhà trường. Nhưng trên thực tế, kết

quả của công tác GD giá trị sống chưa mang lại hiệu quả cao. Một trong những nguyên nhân chính là ở GV tuy đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề GD giá trị sống hiện nay cho các em HS ở bậc Tiểu học, song do chưa được đào tạo, tập huấn đầy đủ về GD giá trị sống nên các GV chưa thể hiểu sâu sắc về vấn đề này. Các cấp, các ngành vẫn chưa quan tâm đúng mức. Thực trạng này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến các em HS về việc hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo kích động. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thử thách, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục giá trị sống, nếu thiếu sự nhận thức các giá trị sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.. Do đó, việc GD giá trị sống cho các em là rất cần thiết, giúp các em nhận thức và rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh. Chính vì vậy, việc đề xuất một số biện pháp GD giá trị sống cho HS lớp 5 thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh là một yêu cầu cấp thiết nhằm mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác GD nhận thức giá trị sống, góp phần đảm bảo mục tiêu phát triển toàn diện cho HS.

Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề sau:

- Hệ thống hóa một số khái niệm cơ bản liên quan tới đề tài: khái niệm về giá trị, GD giá trị sống, biện pháp GD giá trị sống. Đó là cơ sở lý luận để đề xuất các biện pháp GD giá trị sống cho HS lớp 5 thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh.

- Điều tra, khảo sát để làm sáng tỏ thực trạng GD giá trị sống cho HS lớp 5 thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh ở các trường Tiểu học trên địa bàn các xã ngoại thành, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng đó. Đó là những căn cứ quan trọng để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GD giá trị sống cho HS lớp 5 thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh.

- Dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng một số biện pháp GD giá trị sống cho HS lớp 5 thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh mang tính khoa học, khả thi, phù hợp với đặc điểm tâm lý của HS tiểu học.

- Để kiểm nghiệm hiệu quả các giải pháp đề xuất, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm ở trường Tiểu học. Thử nghiệm được tiến hành một cách khoa học theo một quy trình chặt chẽ đã chứng tỏ rằng khi tiến hành GD giá trị sống cho HS lớp 5 qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh với những biện pháp giáo dục đa dạng, phù hợp với điều kiện cụ thể, tạo ra sự chuyển biến tích cực về nhận thức, thái độ và hành vi cho HS...

- Đề tài đã góp phần giải quyết được một số vấn đề có ý nghĩa thực tiễn trong giáo dục hiện nay là tìm kiếm một mô hình, một biện pháp cụ thể trong GD giá trị sống cho HS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Kiến nghị

2.1. Đối với các cấp QLGD

Cần hình thành hệ thống tổ chức quản lý chỉ đạo công tác GD giá trị sống trong nhà trường từ Bộ GD - ĐT đến các cấp quản lý chỉ đạo ở địa phương, thành lập ban chỉ đạo và hình thành đội ngũ cán bộ quản lý chuyên trách về GD giá trị sống ở các cấp quản lý giáo dục. Đưa yêu cầu, nhiệm vụ GD giá trị sống và rèn kỹ năng sống cho HS Tiểu học vào chỉ thị hằng năm của Bộ GD - ĐT; xây dựng các cơ chế chỉ đạo phối hợp các cấp từ trung ương tới địa phương, giữa các ngành có liên quan. Đưa kết quả thực hiện công tác GD giá trị sống là một trong những chỉ tiêu thi đua hàng năm của ngành GD - ĐT.

Cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng GD giá trị sống trong các trường sư phạm, các trường bồi dưỡng CBQL giáo dục. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng GV, CBQL các cấp, đào tạo chuyên gia nghiên cứu về GD giá trị sống có trình độ đại học và sau đại học làm lực lượng nòng cốt. Thực hiện có hiệu quả chương trình đào tạo, bồi dưỡng GV về GD giá trị sống ở các trường sư phạm.

Hằng năm, cần có chương trình tập huấn, cập nhật phổ thông kiến thức, phương pháp giảng dạy cho GV về nội dung GD giá trị sống cho HS qua dạy học các môn học trong chương trình hiện hành.

Dành nguồn kinh phí thỏa đáng cho công tác GD giá trị sống từ nguồn ngân sách nhà nước, từ sự đóng góp của các doanh nghiệp, của cộng đồng dân cư, các tổ chức xã hội,... nhằm đảm bảo nhu cầu tài chính cần thiết cho hoạt động GD giá trị sống cho các em HS.

Đầu tư cơ sở vật chất cần thiết cho các trường phổ thông để thực hiện các nhiệm vụ GD giá trị sống.

Tăng cường phối hợp các cấp chính quyền với nhà trường và cộng đồng trong công tác GD giá trị sống vì đó là một điều kiện quan trọng đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác GD giá trị sống cho các em HS hiện nay.

Tạo điều kiện thuận lợi, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách về xã hội hóa, các chính sách khuyến khích cộng đồng tham gia công tác GD giá trị sống.

Giáo dục giá trị sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Vì Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần phải có những người lao động mới phát triển toàn diện, do vậy cần phải đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng. Giáo dục kĩ giá trị sống cho học sinh là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới.

Ở các trường TH hiện nay, trong hoạt động chuyên môn dạy và học, các Nhà trường phải thường xuyên nghiên cứu, cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Và đặc biệt chú trọng đến việc GD giá trị sống cho học sinh.

Phối hợp với Đội và giao cho Đội TNTP thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: Thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa với các cuộc thi như "Kể chuyện về Bác Hồ", "Chúng em với an toàn giao thông" trò chơi dân gian, thi rung chuông vàng An toàn giao thông,… Tổ chức nghe nói chuyện về các anh hùng nhỏ tuổi, các anh bộ đội Cụ Hồ; Tổ chức cho các em đi thăm quan các di tích lịch sử ở địa phương mình; tham gia các hoạt động dọn vệ sinh bảo vệ môi trường, dọn vệ sinh khu tưởng niệm đài liệt sĩ... Phát động các phong trào và hoạt động như: Quyên góp ủng hộ bạn nghèo, các bạn ở các vùng khó khăn, tham gia phong trào Đôi bạn cùng tiến, thực hành Tiết kiệm sinh

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh (Trang 83 - 108)